Công ty Thiết kế web

Nhân sự đại hội Đảng cấp tỉnh, huyện: Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 18/7/20.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Ông Bùi Văn Cường, bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk - Ảnh: Đ.BÌNH


    Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương vào văn kiện Đại hội đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020-2025 (ngày 17-7), ông Bùi Văn Cường, bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk đã nhấn mạnh như vậy.

    Mỗi kỳ đại hội câu chuyện "chạy chức, chạy quyền" lại được đặt ra. Vậy Đắk Lắk có giải pháp gì để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức chạy quyền?

    - Tỉnh rất quan tâm câu chuyện này, chúng tôi đã ban hành kế hoạch chương trình hành động thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị. Vừa qua, tỉnh đã tiến hành một số việc như thí điểm tuyển chọn bí thư cấp ủy cấp huyện tại hai huyện. Đây cũng là một giải pháp rất cụ thể trong kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền.

    Hiện chúng tôi tiếp tục thực hiện thi tuyển chức danh giám đốc sở, phó giám đốc sở ngành, bắt đầu là Sở Công thương. Việc này Ban Tổ chức trung ương, Bộ Nội vụ đã đồng ý.

    Vậy việc thi tuyển bí thư cấp huyện tiến hành như thế nào?

    - Chúng tôi thí điểm tuyển chọn, không phải thi tuyển bí thư huyện ủy. Chúng tôi tập trung đánh giá cho được cán bộ đủ năng lực phẩm chất, chọn được người giỏi có năng lực thực tài thì mới thúc đẩy phát triển ngành địa phương được, đúng như Tổng bí thư nói là phải chọn được cán bộ giỏi, tốt thì dân được nhờ.

    Tại hai huyện vừa thí điểm, chúng tôi chọn những nhân sự đã được quy hoạch vào vị trí bí thư. Sau đó ra đề bài, giả dụ anh làm bí thư huyện ủy thì sẽ có chương trình hành động, kế hoạch như thế nào để giúp địa phương phát triển.

    Trước Ban thường vụ tỉnh ủy, ứng viên đó sẽ phải thuyết minh, trình bày và bảo vệ kế hoạch của mình. Ban thường vụ sẽ đặt ra những tình huống giả định, câu hỏi để ứng viên trả lời. Ai xuất sắc, Ban thường vụ sẽ chấm điểm, cho ý kiến.

    Việc tuyển chọn ở đây là từ 5-9 người để lấy người giỏi nhất chứ không như trước đây chỉ lựa chọn từ 1-2 người để Ban thường vụ xem xét bỏ phiếu chọn một người. Điều này tạo cơ hội cho nhiều người, và loại bỏ được câu chuyện anh này, anh kia thân quen, họ hàng nên được chọn.

    Với những tình huống đặt ra như giả sử có bạo loạn, biểu tình hay cháy rừng, thiên tai thì anh xử lý như thế nào. Ứng viên trả lời trước cả Ban thường vụ nên ai tốt, ai dở là rõ, bí thư hay phó bí thư tỉnh ủy cũng không thể vì quý mến mà can thiệp được.

    Vậy sau thời gian được chọn thì hai bí thư huyện ủy được tuyển chọn này làm việc như thế nào?

    - Thời gian chưa dài, nhưng qua theo dõi thì thấy kết quả tích cực. Bởi khi tuyển chọn, nhân sự này đã phải nghiên cứu rất kỹ mọi vấn đề của địa phương và có những giải pháp. Thay vì trước đây, một cán bộ mới phải từ từ nghiên cứu, tìm hiểu thì các anh này bắt tay vào triển khai luôn. Cái này là mới, rất khác với việc trước đây.

    Vậy người được tuyển chọn như vậy khi làm việc có "va chạm" hay bị gièm pha, cản trở?

    - Cái mới đương nhiên có ý kiến khác nhau. Để quyết định chọn ai làm bí thư, chúng tôi phải thảo luận, bỏ phiếu kín, quyết định theo đa số, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

    Đương nhiên anh bí thư mới cũng sẽ có đụng chạm, một bộ phận lợi ích nhóm họ cũng muốn chỉ thế này thế kia.

    [​IMG]


    Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường cho rằng nhân sự đại hội Đảng cấp tỉnh, huyện không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn - Ảnh: Đ.BÌNH


    Việc triển khai bí thư cấp ủy không phải người địa phương ở Đắk Lắk triển khai như thế nào. Bí thư không phải người địa phương thì gặp thuận lợi, khó khăn gì?

    - Đến nay 15/15 huyện, thành phố của Đắk Lắk bí thư huyện ủy, thành ủy không phải người địa phương. Việc này đã được triển khai từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Không phải người địa phương có nhiều cái ưu điểm. Họ không bị vấn đề dòng họ thân quen, xử lý công việc đảm bảo đúng quy định, không phải ngại va chạm hay né tránh việc gì, cứ đúng nguyên tắc, đúng quy định mà làm. Mà anh ở nơi khác về, muốn tồn tại, phát triển được thì anh phải giỏi.

    Đương nhiên bí thư không phải người địa phương thì cũng không tránh khỏi có lúc này lúc khác bị cô lập.

    Trở lại câu chuyện tuyển chọn bí thư cấp huyện, ông cũng là người không phải người địa phương, vừa mới về tỉnh mà đã đề xuất thí điểm tuyển chọn như vậy thì có gì khó cho ông không?

    - Việc này được đưa ra Ban thường vụ tỉnh ủy bàn thì đa số ủng hộ, chỉ có thiểu số không đồng tình thì vẫn phải theo nguyên tắc quyết theo đa số. Như cao tốc chẳng hạn, người mới về thì nhãn quan nhìn thấy có tiềm năng, lợi thế thì thúc đẩy. Còn ở một cơ quan cứ bình bình thì không thấy được cái mới.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này