Xét nghiệm miễn dịch là một trong những xét nghiệm thường quy, được chỉ định cho nhiều mục đích khác nhau như phát hiện nhiễm khuẩn, dị ứng, tầm soát ung thư hay thậm chí là thử thai. Do đó, các chỉ số xét nghiệm miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng, giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những chỉ số phân tích miễn dịch cần thiết liên quan đến một số bệnh cần quan tâm! Giới thiệu về xét nghiệm miễn dịch Trong y khoa, một số tác nhân gây bệnh hoặc chất có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm miễn dịch. Khi cơ thể bị nhiễm những tác nhân đó, cơ thể sẽ coi chúng là vật lạ, có nguy cơ gây hại đến cơ thể (hay còn gọi là kháng nguyên), khi đó cơ thể sẽ sinh ra những kháng thể tương ứng để chống lại những kháng nguyên đó. Xét nghiệm miễn dịch (immunology) chính là xét nghiệm dựa vào cơ chế miễn dịch (kháng nguyên - kháng thể) để tìm hormone, tác nhân nhiễm khuẩn (vi khuẩn, vi rút), huyết sắc tố có trong máu,...từ đó, giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều bệnh lý khác nhau về tim mạch, tuyến giáp, tiểu đường, vitamin, nhiễm khuẩn,... Xét nghiệm miễn dịch được thực hiện trong phòng xét nghiệm được tiến hành thông qua những kháng thể nhân tạo phù hợp với chất hoặc kháng nguyên cần tìm trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm miễn dịch khác nhau: Miễn dịch đo độ đục: Được ứng dụng khi chất cần định lượng có trọng lượng không quá nhỏ như IgA, CRP, IgG, IgM,... Miễn dịch hóa phát quang: Được ứng dụng để phân tích những hợp chất như marker sinh dục, dược phẩm, hormone,.. Miễn dịch điện hóa phát quang: Xét nghiệm có độ nhạy cao, thời gian ủ ngắn, dải đo rộng, không cần pha loãng mẫu thử. Các chỉ số xét nghiệm miễn dịch và bệnh lý tương ứng Xét nghiệm miễn dịch được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán, tầm soát nhiều bệnh lý. Trong đó, có những loại xét nghiệm bạn cần quan tâm như: 1. Xét nghiệm dị ứng Xét nghiệm dị ứng giúp phát hiện được tình trạng dị ứng của bệnh nhân với các tác nhân gây dị ứng (lông động vật, phấn hoa, thực phẩm,...). Theo bác sĩ chuyên môn, dị ứng là phản ứng của cơ thể phản ứng lại với tác nhân gây dị ứng đi kèm các biểu hiện là chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt,... Có nhiều con đường gây dị ứng ở người, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Một số con đường thông thường và phổ biến là: Hô hấp (tác nhân tiếp xúc với phổi, mũi, niêm mạc đường hô hấp,...), bề mặt da (gây ra phát ban, ngứa), tiêu hóa (các loại thực phẩm, đồ uống), hoặc người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc. Xem thêm: https://datvietmedical.com/cac-chi-...va-benh-ly-lien-quan-trong-y-khoa-nid223.html