Công ty Thiết kế web

Những điều Sony cần làm để tiếp tục trở lại cuộc đua smartphone

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 24/1/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Sony mới đây đã đưa ra thông báo rằng, hãng đang trên đà phát triển mạnh mẽ để lập ra một kỉ lục mới về lợi nhuận hàng năm, dự kiến lên tới 4.2 tỷ USD. Đây là sự thành công từ các mảng thế mạnh của Sony như: Playstation, TV và Sony Music.


    Còn với mảng smartphone, hãng đã tương đối suy giảm về số lượng thiết bị bán ra. Từ 33 triệu chiếc được tiêu thụ vào năm 2012 và thống kê đến năm 2016 chỉ còn vỏn vẹn 14.6 triệu chiếc.

    Android Authority cho biết, với sự trì trệ doanh số tại mảng smartphone khiến Sony phải đưa ra 2 giải pháp gấp rút về vấn đề này: Một là làm mới lại chiến lược kinh doanh, tạo ra tác động tích cực vào thị trường smartphone và hai là tìm cách cắt giảm thiệt hại.

    Dưới đây sẽ là những thứ mà Sony cần làm để quay lại cuộc đua smartphone vốn đang rất khốc liệt.

    Kiếm tiền từ việc bán cảm biến, đầu tư nhiều hơn vào smartphone


    Mặc dù các dòng sản phẩm Xperia của Sony không mang lại lợi nhuận tốt cho hãng nhưng bù lại, việc bán các cảm biến hình ảnh cho nhà sản xuất smartphone khác giúp Sony mang về doanh thu 5.9 tỷ USD.

    Hiện tại, các cảm biến ảnh Sony chiếm khoảng một nửa thị trường, mặc dù công ty gần đây công ty đã cắt giảm doanh số bán hàng (ước tính) xuống còn 2.9%.

    Và dù bán được nhiều cảm biến là thế, điều quan trọng nhất là Sony cần bán được nhiều smartphone hơn nữa, điều mà Apple và Samsung là các đối tác lớn các cảm biến ảnh của họ làm tốt hơn rất nhiều.

    Xem thêm: Cảm biến ảnh Sony vì sao được nhiều hãng smartphone tin dùng?

    Thay đổi lại thiết kế vốn đã nhàm chán


    Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia cũng như người dùng đồng ý. Rõ ràng Sony vẫn duy trì kiểu thiết kế Omni Balance truyền thống từ những những dòng Xperia đầu tiên.

    Trong khi đó, thiết kế chính là một phần quan trọng trong thị trường smartphone, nơi mà các nhà sản xuất luôn luôn chạy đua về mặt này nhằm thích nghi với thay đổi cũng như thu hút người tiêu dùng bằng vẻ bề ngoài của thiết bị.

    Hãy nhìn vào Samsung hay LG, họ cũng đã phải chuyển mình và tạo nên các dòng sản phẩm điện thoại màn hình tỷ lệ mới, đẹp hơn, có sức hút hơn như Galaxy S8/S8 Plus và LG G6.

    Xem thêm: Cuối cùng Sony cũng cho "về hưu" thiết kế OmniBalance của mình

    Sử dụng tính năng công nghệ hợp lý hơn


    Sony là một công ty có thế mạnh về các lĩnh vực công nghệ như âm thanh, máy ảnh và công nghệ hiển thị... Tuy nhiên một số tính năng mà hãng tích hợp lên smartphone lại không cần thiết hoặc chưa phải là điểm nhấn mạnh để người dùng quan tâm.


    Chẳng hạn: Công nghệ hiển thị 4K HDR dù rất đẹp nhưng nó lại hơi thừa thải với thiết bị cầm tay, chắc chắn là xem không "sướng" bằng một chiếc TV 64 inch.

    Trong khi đó, tính năng Super Slow Motion ban đầu nghe có vẻ thích thú nhưng về sau, bao nhiêu người sẽ thường xuyên ghi lại cuộc sống bằng những khoảnh khắc siêu chậm như vậy?

    Nói đến công nghệ truyền tải âm thanh không dây LDAC, nó rất "chất" nhưng lại không tương thích nhiều với các thiết bị bên thứ 3.

    Điều tương tự cũng xảy ra với ứng dụng nghe nhạc độc quyền Walkman, nói một cách công bằng thì nó chỉ ngang hoặc thậm chí thua kém (ít tính năng) so với các ứng dụng khác đến từ CH Play.


    Cuối cùng là camera, cho đến lúc này đây Sony vẫn chưa có smartphone nào sở hữu camera kép để chụp xóa phông. Có lẽ quan điểm của họ giống với Google, chưa nhận thấy được sự cần thiết của hệ thống máy ảnh kép.

    Dù vậy rõ ràng, người dùng đang phát cuồng lên với tính năng này và nếu không muốn chạy theo số đông, Sony buộc phải bù đắp bằng một hệ thống phần cứng hay phần mềm camera thú vị hơn.

    Đây là lúc Sony nên thay đổi


    Các quyết định chiến lược kinh doanh trước đây của Sony đã đẩy họ vào thế khó. Đặc biệt hiện tại, Sony đã ngừng hợp tác với các nhà mạng tại Mỹ về việc phân phối các thiết bị dưới hình thức khóa mạng.

    Điều này khiến các thiết bị của hãng khó cạnh tranh tại Mỹ so với các thiết bị hãng khác đang được nhà mạng hậu thuẫn.


    Ngoài ra, chính vấn đề lùm xùm về bản quyền đã khiến smartphone Sony bán ra ở Mỹ bị mất đi tính năng quét vân tay. Đây chính là một hạn chế cực kỳ lớn khi mà giờ đây, cảm biến vân tay đang được phổ cập xuống cả smartphone giá rẻ của những hãng khác.

    Tựu lại ngay lúc này đây, Sony cần khắc phục sự nhàm chán về thiết kế, giải quyết những lùm xùm về tính năng trên máy cũng như tập trung phát triển những thứ mà người dùng hiện đang cần.

    Nếu có thể, hãy làm ra một thiết kế với viền cạnh siêu mỏng và màn hình vô cực như Samsung, một tính năng bảo mật thú vị như Face ID của Apple, một smartphone chụp ảnh đẹp như Google,... như vậy Sony mới hy vọng có thể quay lại đường đua.

    Xem thêm: Sony dự báo lợi nhuận hàng năm cao nhất từ trước đến nay
     

trang này