Công ty Thiết kế web

Những dự án bất động sản lùm xùm nhất Bình Thuận 2019

Thảo luận trong 'Nhà Đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi mshoangthuy, 31/12/19.

  1. mshoangthuy

    mshoangthuy Member

    Theo HĐND tỉnh Bình Thuận, năm 2019, tình hình KTXH-An ninh quốc phòng của tỉnh có chuyển biến tốt, khá toàn diện trên các mặt.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao 11,09% so với Nghị quyết của HĐND tỉnh giao (7,3%-7,5%). Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt chưa đạt, đơn cử là công tác quản lý đất đai, xây dựng có nơi còn buông lỏng, gây bức xúc trong nhân dân. Cụ thể, trên địa bàn năm qua nổi lên tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đầu cơ gom đất, các dự án địa ốc, bất động sản...

    Dưới đây là năm dự án địa ốc lùm xùm nhất Bình Thuận năm 2019 do PLO tổng hợp:

    Dự án được "nổ" là Singapore thu nhỏ

    Từ tháng 5-2019, thông tin về dự án Alibaba Newtimes City Thắng Hải được quảng cáo rầm rộ với những phối cảnh bắt mắt và được "nổ" là Singapore thu nhỏ trong lòng Bình Thuận. Chủ đầu tư-Công ty địa ốc Alibaba tổ chức rầm rộ lễ mở bán dự án tại TP.HCM, thu hút rất đông người tham gia.

    Dự án này sau đó được xác định là dự án “ma”, UBND xã Thắng Hải phải gắn bảng cảnh báo người mua. Thông tin từ ngành chức năng, khu đất này đang trồng cây keo lá tràm, chưa có tác động gì đến việc san lấp mặt bằng. Ngày 18-9-2019, ông Nguyễn Thái Lĩnh-giám đốc Aliibaba bị Công an TP.HCM bắt giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


    Dự án sinh thái mang phong cách... Italia

    Theo quảng cáo thì đây là khu đô thị sinh thái Ali Venice City có diện tích 197 ha, nằm trên địa bàn thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân). Mỗi nền đất tại đây được bán với giá rẻ, chỉ 120 triệu đồng/nền với năm khu có tên gọi rất kêu là Diamond, Gold, Platinum 1 đến 3.

    Dự án này cũng được rao là mang phong cách Italia - Ý đầy lãng mạn, sổ đỏ pháp lý thổ cư từng nền. Ông Bùi Minh Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Đầu tư và phát triển TL Land, là công ty con của Công ty địa ốc Alibaba đứng tên các giao dịch tại đây.

    Dự án với số nền đất rất khủng (8.700 nền) này ban đầu thuộc dự án trồng cây lâu năm, chăn nuôi có tên Thiên Thai Gia Trang do ông Bùi Văn Giáo, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Tự Cường, làm chủ đầu tư.

    Theo báo cáo của Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận, tháng 8-2018, Công ty Tự Cường đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho một người dân nhưng mãi gần một năm sau công ty này mới có văn bản báo cáo việc chuyển nhượng và xin làm thủ tục trả lại giấy chứng nhận đầu tư dự án. Người mua đất sau đó đã bán lại cho Alibaba.

    [​IMG]

    Dự án 'ảo' Alibaba mang phong cách... Italia

    Dự án liều lĩnh

    Cuối năm 2017, Nguyễn Hữu Kha (29 tuổi) đăng ký thành lập Công ty Hưng Thịnh Phát (trụ sở tại 447 Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP.HCM), kinh doanh lĩnh vực mua bán bất động sản.

    Đến tháng 10-2018, Kha mở rộng đầu tư, thành lập chi nhánh công ty tại D32-33 Trương Hán Siêu, Phú Thủy, TP Phan Thiết.

    Từ tháng 8-2018 đến tháng 7-2019, Kha mua đất nông nghiệp hoặc đặt cọc mua đất của một số người dân tại huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết. Mặc dù chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng dự án khu dân cư nhưng Kha đã vẽ ra hơn 10 dự án ma và quảng cáo rầm rộ.

    Các dự án này mang tên Hàm Liêm 1, Hàm Liêm 2, Hàm Liêm 3, Phan Thiết City, Phan Thiết II... Thậm chí dự án “ma” Ma Lâm Diamond Town chỉ cách trụ sở UBND huyện, Công an huyện Hàm Thuận Bắc vài trăm mét.

    Đặc biệt, Kha cam kết sẽ trả lãi suất cao đến 17% nếu giao đất mà không có sổ hồng trong chín tháng khiến hàng trăm khách hàng ở Bình Thuận, TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai… sập bẫy. Ngày 19-12-2019, Kha bị Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    [​IMG]

    Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Phát bị bắt giam

    Dự án trồng rừng hóa khu biệt thự

    Đó là dự án Sentosa Villa từ một dự án đầu tư trồng rừng, dù chưa chuyển mục đích đất, chưa xin giấy phép xây dựng lại san lấp, xây dựng nhưng bỗng nhiên biến thành một khu phức hợp hoành tráng.

    Ngạc nhiên hơn, dự án này đã rao bán bất động sản, biệt thự công khai từ nhiều năm qua nhưng chỉ nộp tiền thuê đất theo giá đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm.

    Theo văn bản của Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, đến thời điểm tháng 6-2019, Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn vẫn chưa hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng. Thế nhưng từ năm 2014, công ty này đã san lấp, làm đường bê tông nhựa nóng toàn bộ dự án rộng hơn 16 ha, thậm chí xây dựng cả biệt thự mẫu và rao bán rầm rộ trên mạng.

    [​IMG]

    Dự án Sentosa

    Sở Xây dựng cho biết dự án này thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua… Các hình thức này đều không đúng quy định pháp luật.

    Vụ việc khiến một loạt cán bộ bị khởi tố, giáng chức

    Một trong những vụ việc sai phạm đất đai nổi cộm tại Bình Thuận năm 2019 là việc UBND TP Phan Thiết tùy tiện trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hằng năm không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 đã được tỉnh phê duyệt, thậm chí sửa chữa bản đồ.

    Trước đó, UBND TP Phan Thiết đã có quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất đối với 139 thửa đất, tổng diện tích 176.815 m2 đất trồng cây sang đất ở không đúng các quy định của pháp luật làm thất thoát ngân sách nhà nước.

    Liên quan đến sai phạm nghiêm trọng này, đến nay Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận đã khởi tố sáu cán bộ trong đó có cựu chủ tịch UBND TP Phan Thiết; phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết; trưởng Phòng TN&MT Phan Thiết…

    Ngoài ra, phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cũng bị giáng chức và một loạt giám đốc, phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Bình Thuận và Phan Thiết bị cách chức, giáng chức.

    [​IMG]

    Cựu chủ tịch UBND TP Phan Thiết bị khởi tố

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này