Sau cơn lũ, các thầy cô Trường Tiểu học Nhi Sơn và bà con tìm cách vào nhà lấy giấy tờ cho giáo viên Tuần đầu đi vận động học sinh ra lớp Nhắc đến Nậm Pồ (Điện Biên) - địa phương miền núi cao biên giới là nhắc đến những khó khăn, thiếu thốn, những vất vả, khó nhọc. Thầy giáo Giàng A Lếnh (sinh năm 1989), GV cắm bản điểm trường Nậm Nhừ, Trường PTDTBTTH Nà Khoa, Nậm Pồ, Điện Biên cho biết: Tốt nghiệp Trường CĐSP Điện Biên năm 2012, thầy được phân công về huyện Mường Chà dạy học, sau đó chuyển về Nậm Pồ và gắn bó với trường Nà Khoa gần 5 năm. Người dân tộc thiểu số quan niệm “Học cũng ăn ngô ăn sắn, không học cũng ăn ngô ăn sắn thì thà ở nhà lên nương kiếm cái ăn cho no cái bụng còn hơn”. Vì thế, đầu năm học, việc đầu tiên của mỗi thầy cô giáo vùng cao Nậm Pồ là lặn lội đến tận nhà tìm gặp phụ huynh để vận động các em ra lớp. Thầy Giàng A Lếnh tâm sự: Mùa đông, thời tiết ở đây khắc nghiệt lắm. Nhiệt độ thấp, nhiều khi gió lùa qua vách gỗ làm cho cả thầy và trò lạnh thấu xương! Những ngày nắng, đường đến trường còn đỡ hơn một chút, mưa thì vô cùng vất vả. Lúc thì vật lộn đường đi với chiếc xe máy cà tàng rồi xắn quần lội bộ. Tuy nhiên, vấn đề lo nhất là duy trì các em đến lớp đầy đủ. Ở vùng cao, chuyện học sinh bỏ trường, bỏ lớp xảy ra thường xuyên. Đặc biệt, ở Nà Khoa, do 100% học sinh là người dân tộc Mông nên việc học sinh bỏ học theo bố mẹ lên nương diễn ra hàng ngày. Thầy Lếnh cho biết, năm học trước, cả trường có 21 học sinh cả lớp 1 và 2. Hàng ngày ngoài giờ lên lớp, thầy Lếnh phải xuống bếp nấu cơm trưa cho cả thầy và trò. Thường ngày, dạy đến 10 rưỡi, thầy trò cùng nhau nấu cơm. Thầy nấu thức ăn và canh, học sinh giúp thầy nhóm bếp, rửa rau. Khi cơm chín, học sinh lớn phụ thầy mang thức ăn ra bàn chia cho các bạn. Từ khi được hỗ trợ cơm trưa, học sinh tích cực đi học hơn. Trưa ăn xong các em đều ngủ tại lớp chứ không chạy ra suối chơi hoặc đi đào măng. Vừa dạy học, vừa nấu ăn HS điểm trường Huổi Cắn Thầy vừa dạy học, vừa nấu ăn lại chăm sóc giấc ngủ trưa cho các em, đảm đang giống như một người mẹ là hình ảnh phổ biến ở những điểm trường vùng cao. Thầy Pờ Hừ Ly, GV điểm trường Huổi Cắn, Trường PTDTBTTH Mường Toong số 1, Mường Nhé, Điện Biên cho biết: Điểm trường Huổi Cắn, nằm trên đỉnh núi, cách đường chính khoảng 30 phút đi xe máy. Những ngày đầu năm học, trời mưa nhiều, đường đi lại khá lầy lội, chuyện cuốc bộ 3 km từ trung tâm vào trường là chuyện thường xuyên. Nơi đây không có điện, không có sóng điện thoại. Nhắc đến chuyện ốm đau, các thầy giáo ở đây bảo: Sợ lắm! Thậm chí, có trường rồi, mùa lên nương, các em vẫn nghỉ học nhiều. Đầu năm học, GV đến từng nhà vận động HS đi học. Đó là một hành trình gian khó Thầy Pờ Hừ Ly chia sẻ. Điểm trường Huổi Cắn đang phải “ở nhờ” điểm trường mầm non. Đây là những phòng học do thầy cô và người dân trong bản tự dựng lên; sau mỗi năm học lại sửa chữa 1 lần. Trước đây khi chưa mở lớp ở bản, học sinh tiểu học hầu như không đến trường. Thỉnh thoảng mới có trẻ được bố mẹ đưa về trường trung tâm học. Nhưng được vài ngày, bố mẹ đi nương lại đưa con đi theo vì để ở bản thì không có ai chăm sóc. Nếu không dựng lớp ở bản thì học sinh sẽ bỏ học hết. Từ khi có dự án “Nuôi em” của nhóm tình nguyện vùng cao, HS được hỗ trợ thức ăn, còn cơm mang từ nhà đi. Nhờ đó, các em đến trường đầy đủ hơn. Nhờ sự hỗ trợ từ dự án, bữa cơm trưa tuy đơn sơ nhưng lại đem đến cho những đứa trẻ niềm hạnh phúc đủ đầy. Đó là niềm vui khi được đến lớp, ăn cơm rồi chìm vào giấc ngủ bình yên, thấy giấc mơ con chữ như gần thêm một bước. Bản Huổi Cắn năm nay có tổng số 16 HS: 8 HS lớp 1 và 8 HS lớp 2. Thầy Ly phải dạy lớp ghép. Ngoài việc dạy học, thầy còn phải chuẩn bị thức ăn cho trẻ buổi trưa và chăm sóc trẻ. HS chủ yếu là người dân tộc Mông. Các em vừa qua tuổi mầm non, tiếng Kinh chưa sõi, khó khăn nhất với thầy là vấn đề giao tiếp. Ngày đầu tiên đến lớp, các em đôi khi không biết thầy nói gì. Thầy là người dân tộc Hà Nhì, lên dạy cho HS dân tộc Mông nên khó khăn về bất đồng ngôn ngữ không thể tránh khỏi. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .