Mặc dù chim cánh cụt dành 75% cuộc đời ở biển, chúng vẫn phải lên bờ mỗi năm để sinh sản và thay lông. Các loài khác nhau có tập tính làm tổ khác nhau. Một vài loài đào hang trong đất, vài loài khác làm tổ trong bụi cỏ hoặc phân chim khô, một số xây tổ bằng đá nhỏ, thậm chí có loài còn không xây tổ luôn. Đa số các loài cánh cụt thường đẻ hai trứng, nhưng có hai loài to nhất là cánh cụt Vua và Hoàng Đế chỉ đẻ một trứng và dùng chân để ấp trong khoảng hai tháng. Chim cánh cụt đang gặp nguy hiểm Thật không may, có đến 15 trong số 18 loài cánh cụt đang được liệt vào danh sách quý hiếm, cận quý hiếm hay tuyệt chủng. Nhiều thập kỷ qua, số chim cánh cụt toàn cầu đang tụt giảm nghiêm trọng, số lượng cá thể cánh cụt Mắt vàng và Galapagos đã giảm đến 90% và chỉ còn khoảng vài ngàn con. Cánh cụt là loài đại diện cho biển, nếu chim cánh cụt đang chết dần, nghĩa là biển cũng đang dần chết. Đáng buồn là sự suy giảm này bắt nguồn hầu hết từ các hoạt động của con người. Việc thu thập số lượng lớn trứng và phân chim biển (tổ của các loài chim cánh cụt) đã làm suy giảm trầm trọng số lượng loài. Phân chim là nguyên liệu để sản xuất phân bón và thuốc súng, chúng giá trị đến mức được xem như vàng trắng vào thế kỉ 19. Các mối đe dọa hiện nay với chim cánh cụt như những loài thú săn mồi được du nhập, mắc bẫy trong lưới cá, ô nhiễm từ nhựa và các chất hóa học. Lượng lớn dầu tràn trong 50 năm qua cũng đã giết chết hoặc ảnh hưởng đến hơn 10 ngàn con chim cánh cụt trên thế giới. Nhưng hai mối đe dọa chính đến chim cánh cụt chính là hiện tượng nóng lên toàn cầu và đánh bắt cá quá mức. Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động đáng kể, từ việc làm gián đoạn sự sinh sản do tan băng ở ở Nam Cực đến việc tăng tần số và cường độ các cơn bão làm phá hủy tổ chim, cho tới sự dịch chuyển các dòng biển lạnh mang mồi đi quá xa khu vực sinh sản và kiếm ăn. Mặc dù con người có thể là mối đe dọa lớn nhất nhưng cũng đồng thời là niềm hy vọng lớn nhất. Nhiều nghiên cứu và dự án bảo tồn đang được tiến hành để bảo vệ nơi sinh sống và khôi phục số lượng chim cánh cụt. Với sự giúp đỡ của chúng ta và vài thay đổi thực tiễn tác động đến môi trường, hy vọng rằng những chú chim cánh cụt đáng yêu sẽ sớm phục hồi. Chim cánh cụt luôn được người dân toàn thế giới yêu thích vì vẻ ngoài vụng về, đáng yêu với số lượng cá thể vô cùng nhiều. Nhưng sự thật thì khác, chim cánh cụt cũng đôi khí xấu tính, thích cà khịa và số lượng cá thể đang tụt giảm mạnh. Thực trạng của chúng nguy cấp hơn ta nghĩ và nếu cứ tiếp tục như vậy, không lâu nữa, ta chỉ còn có thể thấy chúng trên phim ảnh mà thôi. Có khá nhiều điều để kể về loài chim thú vị này, cùng nhau tìm hiểu nha! Đầu tiên, chúng là một trong số ít loài chim không biết bay nhưng lại tiến hóa từ loài biết bay cách đây khoảng 60 triệu năm trước. Một điều ngạc nhiên khi mà họ hàng gần nhất của chúng là hải âu, một loài chim nổi tiếng với khả năng bay điêu luyện. Mới nghe cứ nghĩ mất đi khả năng bay là một sự thụt lùi của tiến hóa, nhưng thực chất đôi cánh ngắn tựa chân vịt và xương cứng lại giúp chúng bơi nhanh hơn, lặn sâu hơn và thích nghi cực tốt với hệ sinh thái biển mà không có loài chim nào có thể làm được. Trái với những gì ta thường nghĩ là chim cánh cụt chỉ sống ở nơi có khí hậu lạnh. Trên thực tế, chỉ 4 trong số 18 loài thường xuyên sinh sống và sinh sản tại Nam Cực, không có loài nào sống ở Bắc Cực và hầu hết chim cánh cụt sống ở vùng ôn đới. Thậm chí có loài cánh cụt Galapagos sống ở vùng nhiệt đới xích đạo dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Chim cánh cụt phân bố tại Nam Phi, Namibia, Úc, New Zealand, cũng như trên các hòn đảo phía nam Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Nam Cực Dương. sửa máy tính tận nơi quận nhà bè sửa máy tính tận nơi quận nhà bè sửa máy tính tận nơi quận nhà bè