Công ty Thiết kế web

Những vụ gian lận thi cử tày đình bị xử tội nặng nề trong sử Việt

Thảo luận trong 'Giáo dục - Du học - Du lịch - Phượt' bắt đầu bởi kong_bs, 16/3/19.

  1. kong_bs

    kong_bs New Member

    Thứ Bảy, ngày 16/03/2019 01:00 AM (GMT+7)

    Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, gian lận trong thi cử bị xử tội rất nặng, người vi phạm có thể bị bắt làm nô lệ, bỏ tù, đeo gông cho đến xử tử.


    Khoa cử là một trong những hình thức cơ bản để tuyển dụng nhân tài, phục vụ đất nước ngày xưa. Ở nước ta, nền khoa cử ra đời tương đối sớm. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, các triều đại phong kiến Việt Nam như Ngô, Đinh, Tiền Lê bắt tay vào việc xây dựng và củng cố chính quyền. Đến thời Lý (1009-1225), bộ máy nhà nước phong kiến về căn bản đã được hoàn thiện. Để có thể tuyển dụng nhân tài phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nhà Lý bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền giáo dục nước nhà.

    Quy định thi cử nghiêm ngặt

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1070, vua Lý Nhân Tông cho thành lập Văn Miếu, một năm sau cho lập Quốc Tử Giám (trường học đầu tiên của quốc gia).

    Tiếp đó, năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức kỳ thi tuyển chọn người tài đầu tiên, được gọi là Minh kinh bác học. Kể từ đây, nền khoa cử Việt Nam chính thức ra đời.

    Sau thời Lý, các triều đại phong kiến tiếp tục hoàn thiện nền giáo dục nước nhà. Phần lớn triều đại đều có một số cải cách về nội dung giáo dục và thi cử để phù hợp hơn.

    Tuy nhiên, điểm chung là dù bất cứ triều đại nào, việc giáo dục và thi cử dưới thời phong kiến vẫn luôn tồn tại những quy định hết sức ngặt nghèo, bắt buộc học sinh phải vượt qua.

    Theo sách Đại Nam Hội điển sự lệ, triều Nguyễn quy định, thí sinh không được mang tài liệu vào trường thi, không được nói chuyện ồn ào, lộn xộn, phải đóng dấu “nhật trung” (dấu xác định bài thi được làm tại trường thi), cấm ngồi không đúng chỗ quy định, tự ý vứt bỏ hoặc sửa chữa bảng tên, cấm kê khai gian lận tên tuổi, cấm nộp bài trễ hạn. Nếu vi phạm, sĩ tử sẽ bị phạt rất nặng.

    [​IMG]

    Ngày xưa, gian lận trong thi cử bị xử tội rất nặng, người vi phạm có thể bị bắt làm nô lệ, bỏ tù, đeo gông cho đến xử tử.

    Ngoài ra, hình phạt đối với người vi phạm rất nghiêm khắc. Người bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị gông (cùm) một tháng, sau đó bị đánh 100 roi. Nói chuyện ồn ào, cả thí sinh lẫn các vị quan đốc học, giáo thụ và huấn đạo ở địa phương có thí sinh vi phạm đều bị truy tội.

    Bài thi phải viết loại chữ chân phương, thiếu một nét, một chấm xem như mắc lỗi, phạm luật. Khi làm xong bài, cuối quyển thi phải ghi rõ số chữ đã xóa, bỏ sót, sửa chữa.

    Ai không được đi thi?

    Trước thời gian thi bốn tháng, những người muốn dự thi phải ghi danh tại địa phương để xem xét tư cách đạo đức, lý lịch. Những người đang chịu tang cha hoặc mẹ, đang chịu tang ông bà nội mà đương sự là người phải lo việc thờ phụng không được tham gia kỳ thi. Những người bất hiếu, không hòa thuận với anh em, tàn bạo… cũng không được thi.

    Những người thân thuộc với kẻ phạm tội đã bị chém, giảo (thắt cổ), đi đày, sung quân (dù đã được tha về)... cũng không được thi.

    Tội thân thuộc với giặc được chia làm bốn khoản quy định từ nặng đến nhẹ với mức độ khác nhau. Nếu giặc là chánh yếu phạm (những người mang chức tước cao nhất) không kể đã bị xét xử hay chưa, dù đã chết hay đã ra đầu thú được khoan dung, thì từ con cho đến cháu, chắt cùng những người chịu tang từ chín tháng trở lên đều không được dự thi.

    Nếu là kẻ tòng phạm theo giặc nhưng không có chức tước, hoặc nhỏ thì con cháu không được đi thi. Nếu đã ra đầu thú, lập công được giảm án, cháu được đi thi. Nếu là kẻ tòng phạm nhưng bị giặc ức hiếp phải theo chẳng có chức tước gì thì con không được đi thi nhưng cháu trở xuống đều được đi thi.

    Phụ nữ bị cấm không được dự thi. Chính vì lý do này nên xuyên suốt thời kỳ phong kiến, Việt Nam chỉ có duy nhất một tiến sĩ nữ là Nguyễn Thị Duệ. Bà đã cải trang thành nam giới và đi thi đỗ vào thời nhà Mạc.

    Dưới đây là những vụ gian lận thi cử tày đình bị xử tội nặng nề trong sử Việt:


    1. Thánh Cao Bá Quát sửa bài cho thí sinh

    Cao Bá Quát (1808 – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội) và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam. Năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, Cao Bá Quát được cử làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên.

    Trong lúc chấm thi, ông thấy một số bài văn hay nhưng phạm húy. Không muốn vì lỗi nhỏ mà đánh trượt người có tài, Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ ngầm lấy muội đèn làm mực chữa 24 bài. Trong 24 người có bài được chữa này, 5 thí sinh đỗ cử nhân.

    Đến khi tra bảng, các sĩ phu xôn xao. Khi bị Bộ Lễ và Viện Đô sát điều tra, Cao Bá Quát nhận tất cả, nói: “Tôi thấy các bài hay sính bút làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”. Án được dâng lên vua, Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị tội tử hình. Chủ khảo Bùi Quỹ và giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng chức.

    Châu bản triều Nguyễn viết sau đó, Cao Bá Quát được giảm án từ “trảm quyết” - chém ngay - thành án “giảo giam hậu” - giam lại, đợi thắt cổ sau. Cuối cùng, án Cao Bá Quát được đổi sang tống ngục. Năm 1843, ông được cho đi “dương trình hiệu lực”, nghĩa là được phép lập công chuộc tội.

    2. Tiến sĩ Ngô Sách Tuân bị xử tử vì gian lận

    Tháng 10 năm Bính Tí niên hiệu Chính Hòa thứ XVII (năm 1696), triều đình tổ chức khoa thi hương trong cả nước. Ngô Sách Tuân - người Từ Sơn, Bắc Ninh từng đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1676) - được cử làm Phó chủ khảo trường thi. Trước khi vào Thanh Hóa coi thi, Ngô Sách Tuân đến chào tể tướng Lê Hy và biết được các con của ông tham dự kỳ thi này. Lê Hy nhờ Ngô Sách Tuân giúp đỡ con mình.

    Sử chép rằng: Đến kỳ đệ tứ phát hiện quyển văn của con tể tướng họ Lê không đúng cách, Ngô Sách Tuân bèn đưa riêng quyển thi đó cho khảo quan chấm lại cho đúng cách. Không hiểu sao Phan Tự Cường (người Đông Anh, Hà Nội đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất 1670) đang là Tham chính (chức quan giúp việc cho Tuyên chính người đứng đầu Thanh Hóa bấy giờ) biết chuyện, bèn phát giác.

    Triều đình đem việc tố cáo giao cho các quan luận tội. Khoa thi Hương năm ấy, sĩ tử bị đánh hỏng rất nhiều, gây dư luận xôn xao bất bình. Ngô Sách Tuân là bậc đại khoa, từng giữ nhiều chức vụ trong triều đình. Trước đó, khi trấn giữ vùng Lạng Sơn, ông đã lập công trong việc bắt được dư đảng nhà Mạc lẩn tránh ở nước ngoài. Dù có công to như vậy, Ngô Sách Tuân vẫn bị khép tội chết. Chánh chủ khảo Ngô Hải bị bãi chức. Các quan giám khảo, phúc khảo đều bị phạt, nhiều quan trường dính líu đều bị cách chức.


    3. Con trai "nhà bác học" Lê Quý Đôn bị xử tử vì đổi bài thi cho bạn

    Lê Quý Đôn (1726-1784) là quan thời Lê Trung hưng, được mệnh danh là nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến. Ông có những cống hiến trong nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, luật học, sử học, nông học, dân tộc học, xã hội học, thiên văn học, từ điển học…

    Năm 1775, trong kỳ đệ tứ khoa thi Hội dưới thời vua Lê Hiển Tông, con trai nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt, đã đổi quyển thi cho một thí sinh khác tên Đinh Thì Trung. Sự việc bị phát giác,Thì Trung bị đày ra Yên Quảng, Quý Kiệt bị tước bỏ học vị cho về làm thứ dân, rồi bắt giam vào ngục cửa Đông.

    4. Lén lút đem tài liệu vào phòng thi, bị phạt đóng gông 1 tháng

    Năm Minh Mạng thứ 6 (1826), Đặng Tế Mỹ bị phát giác mang tài liệu vào trường thi, nhân việc này, bộ Lễ xin tăng mức phạt cao hơn nữa. Tế Mỹ là người đầu tiên bị hình phạt đóng gông trong 1 tháng, sau đó bị đánh bằng trượng rồi mới được tha. Ngoài ra, Mỹ cũng bị tước bằng cử nhân. Chi tiết này cho thấy, nhà Nguyễn rất nghiêm minh xử lý gian lận trong thi cử.

    [​IMG]


    Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện chưa có thống kê thí sinh được sửa điểm...


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này