Công ty Thiết kế web

Phổ cập bơi: Khó thực hiện do đâu?

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 31/5/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong dạy bơi lội cho học sinh phổ thông. Ảnh:Thế Đại


    Chưa có cơ chế thông thoáng

    - Mục tiêu phổ cập bơi cho HS đang phải đối diện với những khó khăn gì thưa ông?

    - Bơi là môn học tự chọn trong Chương trình GD thể chất từ nhiều năm trước và được khuyến khích tổ chức dạy cho HS. Trong Chương trình phổ thông mới ban hành, bơi cũng là một trong các môn học tự chọn trong chương trình môn học GD thể chất, tuy nhiên việc tổ chức dạy bơi cho HS trong các nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, do không có bể bơi.

    Hiện nay, việc dạy phổ cập xóa mù bơi đối với HS chỉ một mình ngành GD không thể làm được, mà cần phải có sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp trong việc dành ngân sách đầu tư bể bơi trong các trường học.

    Tuy nhiên, có những trường hợp nhà trường có bể bơi rồi cũng không tổ chức được tốt việc dạy bơi cho HS, vì không có kinh phí duy trì, vận hành và không có cơ chế huy động sự đóng góp của đối tượng tham gia học bơi. Đây cũng là một thực tế đặt ra cần được xem xét, tìm phương án giải quyết.

    - Nhu cầu học bơi trong học sinh rất lớn, nếu cơ sở vật chất và điều kiện của phần lớn nhà trường không thể đáp ứng mong muốn bức thiết này thì tại sao nhà trường không tìm đến yếu tố xã hội hóa?

    - Xã hội hóa là xu hướng cần phải hướng tới trong thời gian tới. Một số tỉnh/thành phố đã tạo được cơ chế xã hội hóa trong đầu tư bể bơi trong trường học, giúp bảo đảm điều kiện dạy bơi cho HS.

    Qua thực tế làm việc với các cơ sở GD cho thấy, có nhiều tổ chức, cá nhân mong muốn đầu tư lĩnh vực này. Tuy nhiên, có nguồn vốn đầu tư xây dựng bể bơi cũng không triển khai được, do vướng phải quy định (mang tính chất dịch vụ, kinh doanh) sẽ gặp khó khăn về cơ chế, thủ tục...

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Khuyến khích HS có chứng chỉ bơi

    - Công tác phòng, chống tai nạn đuối nước (TNĐN) đã được cơ quan quản lý GD các cấp và cơ sở GD triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đuối nước ở trẻ vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, gây tổn thất nặng nề cho gia đình và xã hội. Nhằm hạn chế TNĐN trong dịp hè 2019, Bộ GD&ĐT có định hướng, chỉ đạo trọng tâm gì về vấn đề này?

    - Cá nhân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT luôn trăn trở về vấn đề đuối nước dẫn đến thương vong nhiều HS, Bộ trưởng luôn quan tâm chỉ đạo các vụ, cục chức năng có liên quan, đặc biệt là Vụ Giáo dục Thể chất nghiên cứu tìm giải pháp trước mắt và xây dựng kế hoạch lâu dài, nhằm hạn chế tối đa những tai nạn thương tâm, mỗi ngày trôi qua không thấy báo, đài đưa tin về TNĐN ở đâu đó trên đất nước là ngày đó chúng tôi rất vui.

    Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 3502/BGDĐT-GDTC ngày 16/8/2018, về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học năm học 2018 - 2019. Văn bản này đã chú trọng, nhấn mạnh đến công tác phòng, chống đuối nước ở HS.

    Theo chỉ đạo của Bộ, hàng ngày các tiết học cuối trước khi HS tan trường, giáo viên quán triệt, nhắc nhở, khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau đi tắm, bơi khi không có người lớn đi cùng; chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động tìm hiểu kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống đuối nước; Tổ chức các buổi lễ phát động HS học bơi, phòng, chống TNĐN vào đầu các dịp hè; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tại các nhà trường, cơ sở GD.

    Vụ Giáo dục Thể chất tích cực tham mưu với lãnh đạo Bộ ban hành kế hoạch về triển khai phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước HS trong trường phổ thông và tăng cường các giải pháp phòng, chống TNĐN HS, SV đặc biệt dịp hè năm 2019. Bộ tiếp tục chỉ đạo các địa phương, nhà trường tổ chức các đợt lễ phát động từ cấp tỉnh đến cấp trường nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, GD nâng cao nhận thức cho HS trong việc phòng, chống đuối nước trong dịp hè; Chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương triển khai các giải pháp nhằm ngăn ngừa đuối nước xảy ra đối với các em.

    - Thời gian tới, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ triển khai vấn đề dạy bơi trong nhà trường và phòng, chống TNĐN như thế nào?

    - Trước mắt, Bộ sẽ xây dựng tài liệu, phóng sự tuyên truyền, phổ biến về kiến thức, kỹ năng phòng tránh TNĐN đối với HS, lồng ghép vào giờ sinh hoạt, chào cờ... Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích cộng điểm, ưu tiên trong tuyển sinh đầu cấp cho HS có chứng chỉ bơi. Bộ cũng khuyến khích các trường chủ động việc dạy bơi cho HS trong giờ học thể dục hoặc các giờ ngoại khóa đối với các trường đã có bể bơi, đủ điều kiện dạy bơi.

    Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, quán triệt, đôn đốc, kiểm tra của cơ quan quản lý GD các cấp đối với các trường, cơ sở GD chú trọng công tác tuyên truyền, GD nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn đuối nước và dạy bơi cho HS.

    Đồng thời, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Bộ VH,TT&DL, Bộ LĐ,TB&XH tổ chức thường xuyên các khóa tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cốt cán của các Sở GD&ĐT về phương pháp, kỹ năng dạy bơi, phòng, chống TNĐN.

    Bộ GD&ĐT cũng sẽ chủ động phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất xây dựng dự thảo Thông tư: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể thao trường học, đặc biệt chú trọng huy động các nguồn lực của xã hội nhằm xây dựng bể bơi trong các cơ sở GD quốc dân.

    - Xin cảm ơn ông!


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này