Công ty Thiết kế web

Quốc tế hóa giáo dục ĐH – Xây dựng ĐH ưu tú

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 1/8/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    GD&TĐ - Chiều nay (1/8), Đại sứ quán Australia phối hợp cùng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo “Quốc tế hóa GD ĐH – Xây dựng ĐH ưu tú”.


    Dự Hội thảo có bà Joanna Wood – Tham tán GD Đại sứ quán Australia; TS Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) cùng các chuyên gia đến từ ĐH Queensland (Australia) - một trong top 50 ĐH hàng đầu thế giới, ĐHQG Hà Nội.

    Hội thảo nhằm tìm hiểu chiến lược và cách thức các trường ĐH đạt được sự xuất sắc và tạo ra tác động, từ đó cải thiện thứ hạng xếp hạng toàn cầu và thực hiện quốc tế hóa GD ĐH.

    Tại Hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ các chủ đề: Các hệ thống xếp hạng ĐH thế giới – ông Rongyu Li – Phó Hiệu trưởng (đối ngoại) ĐH Queensland; Đổi mới sáng tạo và lãnh đạo trong công tác nghiên cứu khoa học tại Trường ĐH Queensland, và tác động của hoạt động này đến việc quốc tế hóa và xếp hạng toàn cầu - GS Jenny Seddon - Phó trưởng khoa (Nghiên cứu) Khoa Khoa học, ĐH Queensland; Quốc tế hóa và kinh nghiệm của ĐHQG Hà Nội - TS Nghiêm Xuân Huy - Giám đốc, Viện Đảm bảo chất lượng GD (ĐHQG Hà Nội).

    [​IMG]

    Diễn giả cùng đại biểu thảo luận nhóm

    Các diễn giả cùng đại biểu tham dự Hội thảo còn thảo luận nhóm với chủ đề: Các trường ĐH cần làm gì để thúc đẩy quốc tế hóa GD ĐH.

    Được biết, xếp hạng đã trở thành một phần quan trọng trong GD ĐH, trên qui mô toàn cầu và khu vực. Xếp hạng đóng vai trò lớn trong việc định hình cái nhìn của các sinh viên hiện tại và tiềm năng, phụ huynh, người sử dụng lao động và chính phủ về chất lượng của các tổ chức GD ĐH.

    Một số quốc gia sử dụng bảng xếp hạng ĐH như một phần của các chương trình nhập cư dựa trên thang điểm, trong khi các quốc gia khác tự động công nhận bằng cấp từ các trường ĐH được xếp hạng cao hơn. Một số quốc gia yêu cầu các trường nước ngoài phải được xếp hạng cao để đủ điều kiện trở thành tổ chức đối tác cho hợp tác chung, hoặc các chương trình cụ thể.

    Chủ đề của hội thảo lần này đặc biệt đúng thời điểm khi Việt Nam đã đặt mục tiêu cải thiện quốc tế hóa lĩnh vực GD ĐH. Năm 2018 lần đầu tiên chứng kiến hai trường ĐH Việt Nam được xếp hạng trong 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới: ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

    [​IMG]

    TS Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) phát biểu tại Hội thảo

    Theo TS Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT), Hội thảo là cơ hội rất tốt để các cơ sở GD ĐH ở Việt Nam tìm hiểu, chia sẻ, học hỏi và tìm ra hướng đi phù hợp cho mình về 6 nội dung: Lãnh đạo và quản trị ĐH; Liên kết đào tạo; Đảm bảo chất lượng; Kết nối trường ĐH – doanh nghiệp; Nghiên cứu khoa học; Trao đổi SV và giảng viên.”


    Trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và Bộ GD&ĐT Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy mạnh hơn hội nhập quốc tế trong GD ĐH. Khung trình độ quốc gia Việt Nam phù hợp với khung của khu vực ASEAN, khung của châu Âu và khoảng 70% số khung trình độ trên thế giới.

    Luật GD ĐH sửa đổi năm 2018 là một bước đột phá trong việc nâng cao quyền tự chủ các trường ĐH, trong đó có hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, Luật đã tạo điều kiện cho cơ sở GD nước ngoài đặt phân hiệu tại Việt Nam.

    Nghị định 86/2018 quy định hợp tác và đầu tư nước ngoài trong GD – ĐT đã cởi mở và thông thoáng hơn cho các bên, trong đó cho phép liên kết đào tạo từ xa.

    Những quy định liên quan đến công tác quản lý lưu HS Việt Nam ở nước ngoài và nước ngoài ở Việt Nam đã được điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Các quy định mới được ban hành để thu hút các nhà khoa học ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này