1. TRƯỚC KHI TIÊM CHỦNG: 1.1. Khám phân loại đối tượng tiêm chủng: - Xác định tuổi. - Hỏi tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, phản ứng tiêm ngừa mũi tiêm trước, các chống chỉ định tiêm ngừa của vaccin. - Khám Xem thêm: https://diendanmebe.net/tim-hieu-sua-cong-thuc-va-nhung-van-de-su-dung-cho-tre.t31485.html Tổng trạng, tri giác, dấu hiệu sinh tồn. Nghe tim, phổi. Khám bụng. 1.2. Kiểm tra vaccin, dung môi: - Kiểm tra nhãn: nếu không có nhãn phải hủy. - Kiểm tra hạn sử dụng. - Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ trên lọ vaccin (nếu có). - Kiểm tra chỉ thị đóng băng trong tủ lạnh (nếu có): nếu nghi ngờ vaccin bị đóng băng phải thực hiện nghiệm pháp lắc. 2. NHỮNG LƯU Ý TRONG KHI TIÊM CHỦNG: - Đối chiếu tên, tuổi đối tượng tiêm chủng, chỉ định của bác sĩ. - Đối với vaccin pha hồi chỉnh: Dùng đúng loại dung môi của nhà sản xuất cho mỗi loại vaccin. Sử dụng 1 bơm kim tiêm vô trùng cho mỗi lần pha. Chỉ sử dụng vaccin pha hồi chỉnh trong 6 giờ. - Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi pha thuốc và trước khi tiêm. - Lắc đều lọ vaccin trước khi sử dụng. - Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm. - Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật. - Không lưu kim tiêm ở nắp lọ vaccin. - Không hút sẵn vaccin vào bơm tiêm. - Không đậy nắp kim tiêm sau sử dụng. - Bỏ ngay bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp an tòan. 3. SAU KHI TIÊM CHỦNG: - Ghi sổ và phiếu tiêm chủng. - Theo dõi đối tượng sau tiêm chủng 30 phút: tri giác, dấu hiệu sinh tồn, kiểm tra vết chích (sưng, nổi mẫn đỏ vùng da xung quanh). - Hướng dẫn đối tượng phản ứng phụ sau tiêm 48 giờ. Nguồn: suckhoesinhsan.medinet.gov.vn