Công ty Thiết kế web

Sàng lọc… người “gác cửa” mùa thi

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 26/7/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]


    Thẩm định hồ sơ từng người

    Ông Lê Xuân Chung – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết: Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Hà Giang dự kiến triệu tập khoảng 80 cộng tác viên (CTV) thanh tra làm nhiệm vụ tại 29 điểm thi, mỗi điểm thi có 2 thanh tra cắm chốt. Số CTV thanh tra thi được huy động làm nhiệm vụ đến từ 30 trường THPT trên địa bàn tỉnh.

    Cũng theo ông Lê Xuân Chung, những CTV thanh tra được trường THPT chọn lựa gửi danh sách lên sở đều phải học quy chế thi từ trước. Khi sở GD&ĐT trưng tập chính thức sẽ tiếp tục tập huấn những điểm mới, quan trọng… trong quy chế thi và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi. Sau khi tập huấn, các CTV thanh tra đến làm nhiệm vụ tại điểm thi nào được phổ biến quy chế để thống nhất với cái chung và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ.


    "Quá trình tập huấn công tác thanh tra sẽ dành nhiều thời gian để CTV thanh tra thảo luận, hỏi đáp những điều chưa rõ, vướng mắc. Vấn đề nào thuộc phạm vi thẩm quyền của cán bộ tập huấn thì trả lời ngay, điều gì CTV thanh tra chưa rõ, hướng dẫn luôn, thiếu tài liệu được cung cấp bổ sung. Với những vấn đề quá thẩm quyền người tập huấn sẽ báo cáo cấp trên có ý kiến chỉ đạo…", ông Lê Xuân Chung khẳng định.


    Ông Nguyễn Văn Đông – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Lào Cai thông tin: Việc huy động số lượng CTV thanh tra cho 36 điểm thi trên địa bàn tỉnh và các đoàn thanh tra tỉnh, thanh tra lưu động… không khó khăn. Vấn đề ngành GD-ĐT Lào Cai quan tâm là "chất lượng" đội ngũ thanh tra viên thực thi tốt công việc.

    Chính vì vậy, Sở GD&ĐT đã lưu ý việc chọn "nguồn" CTV thanh tra tới các phòng, ban của sở và các trường THPT để chọn người vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, từng tham gia công tác thanh tra (trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi THPT quốc gia… năm trước). Như vậy, CTV thanh tra đã thành thạo nghiệp vụ, việc tiếp cận thêm yêu cầu mới của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ nhanh và vững vàng hơn khi vận dụng vào thực tế công việc.

    Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đông cũng khẳng định, dù đội ngũ CTV thanh tra có chuyên môn tốt thì công tác tập huấn thanh tra từ trường đến sở vẫn không thể lơi lỏng. Cùng đó, để làm tốt nhiệm vụ, CTV thanh tra cần chủ động tự nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thanh tra. Buổi tập huấn thanh tra địa phương sẽ có thêm thời gian để hướng dẫn, lưu ý các thao tác và nhiệm vụ cơ bản nhất; trao đổi, trả lời thắc mắc… thay vì giải thích các vấn đề không trọng tâm.

    Theo ông Phan Việt Dũng - Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Ninh Bình, kinh nghiệm địa phương có được triển khai hiệu quả công tác thanh tra thi là thanh tra viên nghiên cứu kĩ văn bản, hướng dẫn của Bộ. Ngành Giáo dục xây dựng kế hoạch chi tiết. Quan trọng nhất là làm tốt khâu lựa chọn và tập huấn thanh tra.

    Những năm qua, ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Ninh Bình thường chọn CTV thanh tra có năng lực về chuyên môn, trách nhiệm cao. Đặc biệt chú trọng đến lực lượng cán bộ cốt cán, tâm thế làm việc tốt, nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống trong thanh tra. Các trường giới thiệu người làm công tác thanh tra thi không chỉ bảo đảm yêu cầu chung còn phải thẩm định kĩ về thân nhân. Khuyến khích các CTV thanh tra bồi dưỡng chuyên môn, quy chế bên cạnh tập huấn nghiệp vụ...

    Không để sai sót từ lực lượng thanh tra

    Ông Phan Việt Dũng – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Ninh Bình bày tỏ quan điểm: "Việc Bộ GD&ĐT đưa ra yêu cầu CTV thanh tra phải thực hiện bài kiểm tra sau tập huấn nghiệp vụ là chủ trương tích cực, giúp tăng cường chất lượng và trách nhiệm người làm công tác thanh tra trong kỳ thi. "Việc đầu tiên của người làm công tác thanh tra thi là nắm rõ yêu cầu, quy chế khi thực thi nhiệm vụ. Nếu không đạt yêu cầu thì cần loại sớm"– ông Dũng nhấn mạnh.

    Ông Phan Việt Dũng cũng lưu ý: "Con người là yếu tố quyết định thành công của kỳ thi. Vì vậy mỗi CTV thanh tra cần hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ để thực hiện thật tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác. Chỉ 1 - 2 CTV thanh tra còn mơ hồ hay chuyên môn chưa vững sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của một tập thể".

    Ông Lê Xuân Chung – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Giang lại chia sẻ: Để hạn chế tối đa tiêu cực thi cử, từ mùa thi năm 2019 khâu "sàng lọc" để trưng tập người làm nhiệm vụ thanh tra được tiến hành khá kĩ từ các trường THPT. Ngoài áp dụng tiêu chí chung của Bộ GD&ĐT, CTV làm nhiệm vụ thanh tra trong kỳ thi nhất thiết không được "dính" đến tiêu cực trước đó. Mặt khác, danh sách người làm công tác thanh tra thi được Công an tỉnh rà soát thẩm định mới được lựa chọn tham gia kỳ thi.

    Cùng đó, Giám đốc Sở GD&ĐT - người phụ trách công tác thanh tra thi đích thân quán triệt thái độ, tinh thần, tư tưởng và bài học "xương máu" rút ra từ mùa thi trước đến từng cán bộ thanh tra để mỗi CTV làm công tác thanh tra rút kinh nghiệm, với mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


    "Hà Giang tiếp tục phấn đấu và quyết tâm làm thật tốt để tạo ra một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, qua đó nâng cao uy tín cho ngành Giáo dục. Chính vì vậy, thanh tra thi được coi là bộ phận quan trọng mấu chốt giúp ngành Giáo dục Hà Giang ngăn chặn gian lận, tiêu cực tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay…". - Ông Lê Xuân Chung – Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Giang


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này