Công ty Thiết kế web

Sắp có chỉ thị mới về phòng chống COVID-19 trong tình hình mới

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 28/8/20.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Quang Hiếu - Website Chính phủ


    Chiều tối 27-8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp trực tuyến của Chính phủ về tình hình phòng chống dịch COVID-19.

    Tại cuộc họp, lãnh đạo nhiều địa phương đã đề xuất Chính phủ sớm có một chỉ thị chỉ đạo toàn diện về phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay, thay thế chỉ thị 19 đã ban hành trước đây.

    Ủng hộ đề xuất này, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng nếu nơi nào kiểm soát dịch tốt thì phải có phương án mở ra để làm ăn. Độ mở mức nào thì phải tính kỹ.

    “Tình hình hiện nay phải có chỉ thị mới để các địa phương chủ động ứng xử trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ trước mắt năm học mới sắp đến, phải có giải pháp làm thế nào để an toàn cho học sinh, các em học bán trú thì có nên cho bán trú không?” - ông Bình nêu quan điểm.

    Ngoài ra, cũng theo ông Bình, giai đoạn này các trung tâm thương mại, dịch vụ ăn uống, giải trí nhà hàng, spa… nên hoạt động như thế nào phải có tiêu chí để từng địa phương biết nên chọn phương án ra sao.

    Nhận xét về kết quả chống dịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cả nước, nhất là những địa phương có dịch, đã bình tĩnh ứng phó với trách nhiệm cao nhất, đạt được kết quả đáng mừng là kiểm soát được tình hình. Điều này khiến cho xã hội có niềm tin lớn đối với chỉ đạo của Chính phủ trong phòng chống dịch.

    Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kết quả một cuộc điều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ ra có khoảng 97% người dân được hỏi bày tỏ sự ủng hộ, tin tưởng đối với các biện pháp phòng chống COVID-19 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia trong thời gian qua.

    Đáng chú ý là song song với chuyện chống dịch, những nơi có điều kiện thì tiếp tục khôi phục, duy trì sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, việc làm, thu nhập cho người lao động. Điều này cũng làm cho người dân càng yên tâm hơn.

    Dẫn chứng cụ thể, Thủ tướng cho biết đã khoanh vùng dập dịch ở nhiều tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa… Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng lây lan trong cộng đồng. “Một lần nữa Chính phủ yêu cầu các ngành, nhất là y tế, không được chủ quan, coi thường. Đề cao cảnh giác để dịch không xâm nhập vào cộng đồng dân cư” - ông Phúc nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, phân tích kỹ về giải pháp mà nhiều nơi thực hiện trong thời gian qua, Thủ tướng đánh giá một số địa phương đã “quá tay” khi cấm cả các dịch vụ thiết yếu như cửa hàng ăn uống, không tạo điều kiện cho chuyên gia vào làm việc ở các ngành trọng điểm…

    Từ thực tế trên, Thủ tướng cho rằng yêu cầu chống dịch là phải hiệu quả nhưng không nên để người dân hoang mang. Cần quy dịnh chặt chẽ hướng dẫn nhà đầu tư ngắn ngày vào Việt Nam; Có phương án để chuyên gia, nhà đầu tư có thể quay lại Việt Nam làm ăn mà vẫn đảm bảo an toàn...

    Gút lại vấn đề, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho lãnh đạo Bộ Y tế phải gấp rút tham mưu trình Thủ tướng một chỉ thị chống dịch mới, đảm bảo được tinh thần thực hiện mục tiêu kép: không thể chủ quan nhưng cũng không thể không làm ăn, không thể tiếp tục đóng cửa sản xuất - như vậy sẽ gây khó cho nhiều ngành, nhiều nơi.


    Rà chặt quy trình xét duyệt chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam

    Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị cần nghiêm túc rà soát lại quy trình thủ tục để xét cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam. “Vừa qua có trường hợp doanh nghiệp gửi danh sách chuyên gia kỹ thuật cao - phía tỉnh cũng duyệt sơ sài. Giờ điều tra phát hiện ra có thành phần không phải chuyên gia - cái này phải xử lý nghiêm. Kiểm tra cũng thấy có trường hợp cách ly chuyên gia không nghiêm” - ông Đam dẫn chứng.

    Ngoài ra, ông Đam còn cho rằng về việc cho phép chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam nên quy định rõ trường hợp nào cần Thủ tướng có ý kiến, trường hợp nào thì phân cấp cho cấp dưới xử lý. Bởi doanh nghiệp dĩ nhiên đang rất nóng ruột, nhưng nếu xử lý không khéo thì cái gì cũng dồn lên trung ương. Thay vào đó, cần giao nhiệm vụ, trách nhiệm cho các địa phương, nhất là khâu quản lý, cách ly chống dịch.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này