Những điểm mới về nội dung SGK Đạo đức 1 kế thừa Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành về nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục đạo đức nhưng thay thế các mạch nội dung xoay quanh những mối quan hệ với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi trường bằng các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Sách bổ sung một số bài học liên quan trực tiếp đến các kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân và tự bảo vệ bản thân như: tự chăm sóc bản thân, phòng tránh đuối nước, phòng tránh tai nạn giao thông, phòng tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt. Nội dung SGK Đạo đức 1 tập trung hướng đến mục tiêu hình thành, phát triển các năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Những điểm mới trong cấu trúc sách và cấu trúc bài học Cấu trúc SGK Đạo đức 1 bao gồm các thành phần cơ bản: Hướng dẫn sử dụng sách, Lời nói đầu, Bảng giải thích thuật ngữ, Mục lục, Bài học. Trong đó: Hướng dẫn sử dụng sách: Giới thiệu ngắn gọn về môn học, SGK môn học và nội dung, ý nghĩa của những hoạt động học tập chủ yếu của HS (HS). Lời nói đầu: Giới thiệu ngắn gọn, nhẹ nhàng, thân thiện, cởi mở với HS thông điệp về cuốn SGK như một người bạn thân thiết của các em. Bảng giải thích thuật ngữ: Chọn lọc, giải thích và ghi chú sự xuất hiện của một số thuật ngữ quan trọng, liên quan đến định hướng, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên (GV). Mục lục: Thể hiện trình tự sắp xếp các bài học và số trang bắt đầu của bài học đó trong SGK. Bài học: Giới thiệu các bài học như một chỉnh thể kiến thức, kĩ năng, thái độ liên quan trực tiếp đến mức độ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học để tổ chức các tập thể HS thực hiện hoạt động học tập trong một thời gian nhất định và theo một kế hoạch dạy học nhất định. Cấu trúc bài học trong SGK Đạo đức 1 bao gồm các thành phần cơ bản: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Thực hành và Ghi nhớ. Trong đó: Cấu trúc bài học trong SGK Đạo đức 1 Khởi động: Không chỉ tạo tâm thế, hứng thú cho HS trước bài học mới, mục đích chủ yếu của hoạt động này là tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS có liên quan đến nội dung bài học; làm bộc lộ mâu thuẫn nhận thức giữa "cái đã biết” với "cái chưa biết”; từ đó làm xuất hiện nhu cầu “muốn biết”, giúp HS tự đặt ra được các vấn đề mới trong học tập; kích thích hứng thú tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề. Khám phá: Các bài học trong SGK Đạo đức 1 không truyền thụ, cung cấp kiến thức có sẵn cho HS mà là tổ chức, hướng dẫn để HS thông qua các hoạt động phù hợp, vừa sức (xem hình và trả lời câu hỏi, thảo luận, chia sẻ) tự trải nghiệm, tự phát hiện các đặc điểm, dấu hiệu, biểu hiện, vai trò, giá trị, ý nghĩa… của những chuẩn mực hành vi phù hợp; qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội trong bài học. Luyện tập: Hoạt động luyện tập trong SGK Đạo đức 1 không đơn giản chỉ là củng cố kiến thức, kĩ năng vừa khám phá, hình thành mà chủ yếu là thiết kế các hoạt động để HS rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống theo hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân; liên hệ thực tế bản thân nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi cá nhân một cách hiệu quả. Thực hành: Là hoạt động nhằm tăng cường ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng (ở mức độ thấp) những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn; phát huy hứng thú và cá tính sáng tạo trong ứng dụng kiến thức; giúp HS bước đầu nhận thức được giá trị của kiến thức đối với cuộc sống của bản thân... Ghi nhớ: Được xem như phần tiểu kết của bài học, thể hiện cô đúc những giá trị đạo đức cốt lõi qua các danh ngôn, tục ngữ, ca dao… liên quan đến bài học. Cấu trúc bài học của SGK Đạo đức 1 đảm bảo quá trình dạy học môn Đạo đức theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, thực sự là quá trình chuyển hoá các giá trị đạo đức và kĩ năng sống thành ý thức và hành vi công dân trong mỗi HS. Những điểm mới về hình thức thể hiện SGK Đạo đức 1 chú trọng phát huy tối đa vai trò của kênh hình, hình ảnh hoá nội dung dạy học; đảm bảo thể hiện chính xác, sinh động, gần gũi và hợp lí những tình huống dạy học cũng như những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, v.v… Hình thức này một mặt giúp HS dễ dàng hiểu và tiếp thu nhanh nội dung, yêu cầu bài học bài học, thực hiện tốt các hoạt động học tập cần thiết; mặt khác tăng thêm tính thẩm mĩ và sức hấp dẫn của sách, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho HS khi tiếp thu bài học. Một số minh hoạ SGK Đạo đức 1 được biên soạn để GV có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát triển năng lực cho HS, trong đó có phương pháp sử dụng câu hỏi. Hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS, bên cạnh việc sử dụng câu hỏi ở các mức độ khác nhau (nhận biết, lựa chọn đúng/sai, đồng tình/không đồng tình, phân biệt lợi ích/tác hại của ứng xử theo chuẩn mực hành vi/không theo chuẩn mực hành vi v.v.), SGK Đạo đức 1 còn chú ý đến việc xây dựng những tình huống phức hợp và đặt những câu hỏi mở, tạo điều kiện để GV hướng dẫn HS nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc và sáng tạo hơn. Ví dụ 1: Bài 6. Không nói dối và biết nhận lỗi. Đối với nhiệm vụ này, HS phải xem hình, liên kết các hình, hình dung được câu chuyện và vận dụng phán đoán, suy luận để có thể đưa ra câu trả lời phù hợp. Ví dụ 2: Bài 11. Tự chăm sóc bản thân Đối với nhiệm vụ này, HS phải xem hình, liên kết các hình, hình dung được câu chuyện và vận dụng phân tích để có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ: Hùng đúng ở việc ham thích thể thao, tác dụng của việc ham thích thể thao là giúp phát triển thể chất, làm cho cơ thể khoẻ mạnh; Hùng sai ở việc sau khi vừa chơi bóng về đã uống nước lạnh và ngồi trước quạt, tác hại của việc làm này là dễ làm cho Hùng bị cảm lạnh v.v... Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .