Đó là báo cáo của ông Alexandru Eniun, Viện Ung thư “Ion Chiricuta”, Romania tại Hội nghị khoa học công nghệ lần 4 năm 2018 do bệnh viện (BV) quận Thủ Đức, TP.HCM tổ chức ngày 21-11. Theo ông Alexandru Eniun, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư ở nhiều nơi trên thế giới đang có sự khác biệt. Các báo cáo cho thấy 93% lượng tiêu thụ morphine giảm đau ở quốc gia có thu nhập cao trong khi 70% ca tử vong do ung thư lại xảy ra ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đặc biệt ở châu Phi, bệnh nhân còn không có morphine để sử dụng. Ở châu Á, đa số bệnh nhân không có thuốc hoặc tự bỏ tiền túi ra mua thuốc. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là nghiên cứu từ năm 2013, Việt Nam dù thuộc châu Á nhưng vẫn có morphine để sử dụng và được bảo hiểm y tế chi trả. Các khách mời tham gia Hội nghị khoa học công nghệ năm 2018 của BV quận Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG LAN Cũng theo ông Alexandru Eniun, ung thư đang là gánh nặng toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, nơi chiếm hơn 50% dân số thế giới với tỉ lệ 48% bệnh nhân tử vong do ung thư. Số ca tử vong do ung thư nhiều hơn cả số ca tử vong do bệnh lao, HIV, AIDS, sốt rét. Đến năm 2030, dự báo sẽ có khoảng 21,6 triệu người mắc mới vì ung thư, tập trung ở các quốc gia có nguồn lực kinh tế hạn chế. Trong khi đó, cùng điều trị bệnh ung thư như nhau, các quốc gia ở châu Âu lại có số lượng tử vong thấp hơn nhiều. Lý giải điều này, ông Alexandru Eniun cho rằng: “Các quốc gia có thu nhập thấp, không có điều kiện kinh tế để thực hiện chương trình hành động phòng chống ung thư. Theo một nghiên cứu của tạp chí y học Lancet, 90% dân số thu nhập thấp và trung bình thiếu tiếp cận xạ trị bao gồm cả Việt Nam". Cũng theo ông Alexandru Eniun, chỉ có 158/194 có kế hoạch quốc gia phòng chống ung thư nhưng chỉ tập trung phòng ngừa là chính, thiếu kế hoạch chi tiết và ngân sách. 10% còn lại là có kế hoạch cụ thể, nói rõ nguồn vốn triển khai. Trong khi đó, điều trị ung thư đòi hỏi toàn diện và liên tục, có sự liên kết toàn bộ chuỗi hành động phòng chống ung thư, điều trị từng biện pháp sẽ không hiệu quả và thay đổi cuộc sống người bệnh. Đó là lý do mỗi nước cần chương trình kiểm soát ung thư tầm quốc gia. Hiện nay có 50% bệnh ung thư không dự phòng được, lối sống hiện đại khiến tỉ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Do đó chuẩn bị biện pháp điều trị, phát hiện chẩn đoán sớm phù hợp với kinh tế và tình hình ung thư của từng quốc gia cũng cần xem xét. BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, BV quận Thủ Đức, đồng tình với những nhận xét trên. “Hiện có 158 quốc gia có chương trình hành động về tầm soát ung thư nhưng chỉ có 7% trong số này thực hiện một cách cụ thể, phần lớn nằm trên giấy chứ không thực hiện được trong thực tế. Nguyên nhân liên quan nhiều khâu như kinh phí, đi cùng với quá trình đào tạo nguồn lực bác sĩ, kỹ thuật viên, cơ sở máy móc… Đây là khó khăn chung nhiều nước gặp phải chứ không chỉ ở Việt Nam”, BS Vũ nói. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .