Công ty Thiết kế web

Stephen Hawking cùng những công trình vĩ đại dành cho hậu thế

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 21/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Stephen Hawking - một nhà vật lý thiên tài lỗi lạc người Anh, người đã dành cả cuộc đời để giải mã các bí ẩn của vũ trụ đã chính thức từ biệt dương thế. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu vĩ đại sau đây mà ông để lại cho thế hệ mai sau sẽ mãi còn trường tồn với thời gian.

    1. Vũ trụ học (Cosmology)


    Hawking là người đầu tiên trên thế giới giải thích được học thuyết về vũ trụ học và nguồn gốc của vũ trụ. Theo ông Hawking, vũ trụ có thể đã bắt đầu như là một điểm kỳ dị.

    Học thuyết của ông cho rằng: Vũ trụ tuân theo lý thuyết tương đối tổng quát và phù hợp với bất kỳ mô hình của vũ trụ học vật lý được phát triển bởi Alexander Friedman, sau đó nó phải bắt đầu như một điểm kỳ dị.

    2. Cấu trúc quy mô lớn của không gian và thời gian (The Large Scale Structure of Space and Time)


    Nhà thiên tài người Anh đã xuất bản cuốn sách đầu tiên của mình vào năm 1973, với tựa đề "Cấu trúc quy mô lớn của gian và thời gian" mà ông đã đồng sáng tác với một Giáo Sư thuộc chuyên ngành Toán học và Toán học ứng dụng người Nam Phi, ông George Ellis.

    Cuốn sách này đề cập đến nền tảng của không gian và bản chất của chúng là khả năng mở rộng vô hạn. "Cấu trúc quy mô lớn của gian và thời gian" được đánh giá là rất phức tạp và đã được xem là một trong những cuốn sách kinh điển.

    3. Định luật thứ hai của cơ học hố đen (The second law of black hole dynamics)


    Vào năm 1970, Stephen Hawking đã đặt ra một giả thiết mà sau này được đặt tên là "Định luật thứ hai của cơ học hố đen". Theo định luật này, chân trời sự kiện của hố đen không bao giờ có thể thu nhỏ lại được nữa.

    4. Bức xạ Hawking (Hawking's radiation)


    Chính Hawking đặt ra thuật ngữ "Bức xạ Hawking". Thuật ngữ này dùng để chỉ các lỗ đen có thể phát ra bức xạ và có thể tiếp tục phát xạ cho đến khi tất cả năng lượng trong lõi chúng đã cạn kiệt, và rồi các lỗ đen này sẽ biến mất.

    Năm 1975, Hawking đã nhận được giải thưởng Huy chương Eddington vì đã có những nghiên cứu xuất sắc trong ngành học thuyết về vật lý thiên văn, ông cũng giành huy chương vàng Pius XI.

    5. Sự phình to của vũ trụ (Inflation cosmology)


    Vào khoảng năm 1981, Hawking cùng ông Gary Gubbons một nhà học thuyết Vật lý người Anh đã tổ chức một buổi hội thảo kéo dài trong 3 tuần với chủ đề "Vũ trụ thuở sơ khai" để nói về học thuyết của sự phình to vũ trụ.

    Học thuyết này giả định rằng sau vụ nổ Big Bang, vũ trục tiếp tục giãn nở, sau đó chuyển sang trạng thái ổn định để giãn nở chậm hơn.

    6. Trạng thái Hartle-Hawking (Hartle-Hawking state)


    Lần này, Hawking đã cùng với một nhà Vật lý người Mỹ, đó là ông Jim Harlte đã phát minh ra một mô hình mới có tên "Trạng thái Hartle-Hawking".

    Mô hình này đã đặt ra giả thiết rằng trước khi vụ nổ Big Bang diễn ra, lúc này đang là kỷ nguyên Planck, vũ trụ không có ranh giới giữa không gian lẫn thời gian, và lúc này khái niệm thời gian cũng không hề tồn tại.

    -----

    Bạn đã từng biết về Stephen Hawking, hay những công trình nào của ông? Hãy cùng chia sẻ vào ô bình luận bên dưới nhé! Nếu chưa biết Stephen Hawking là ai, bạn có thể xem thêm: Stephen Hawking là ai? Vì sao ông lại được giới khoa học nể phục?
     

trang này