Công ty Thiết kế web

Stephen Hawking là ai? Vì sao ông lại được giới khoa học nể phục?

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 21/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Stephen Hawking là ai? Đối với nhiều người Việt, hẳn chúng ta sẽ không biết tới nhà khoa học thiên tài này. Vậy trong sự nghiệp của mình, đâu là những dấu ấn mà ông đã để lại cho thế giới chúng ta trước khi đã ra đi mãi mãi vào ngày 14/3/2018?

    Stephen Hawking là ai?


    Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 và là nhà vật lý thiên tài người Anh, người dành cả cuộc đời để giải mã các bí ẩn của vũ trụ. Tờ Guardian gọi Stephen Hawking là “Ngôi sao sáng nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại”. Ông là tác giả của A Brief History of Time (Lược sử thời gian), một trong những cuốn sách phổ thông về khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại.

    Ông là một nhà khoa học vĩ đại, một người đàn ông phi thường với công sức và di sản sẽ sống cùng chúng ta trong nhiều năm nữa. Hawking từng nói: “Vũ trụ sẽ không còn là vũ trụ nếu nó không thể là nhà cho những người bạn yêu thương”.


    Và theo Theguardian đưa tin, ông vừa qua đời tại nhà riêng của ông ở Cambridge, Anh Quốc. Những người con của ông cho biết, Hawking đã ra đi trong yên bình vào sáng sớm ngày 14/3. Lucy, Robert và Tim - 3 người con của ông Hawking bày tỏ: “Chúng tôi rất đau buồn trước việc người cha thân yêu đã qua đời vào hôm nay”. Các con của Hawking chia sẻ “Chúng tôi sẽ mãi nhớ về ông”.

    Stephen Hawking: Khi trí tuệ vượt trên cả thể chất


    Sự ra đi của Stephen Hawking không chỉ là một tin buồn đối với giới khoa học, mà cả những người quan tâm đến vật lý học và vũ trụ học. Cuộc đời ông là những chuỗi ngày sống chung với căn bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) và các bác sĩ chỉ mong rằng ông sẽ sống thêm 2 năm nữa.

    Nhưng may thay, căn bệnh phát triển chậm và ông đã sống được thêm hơn nửa thế kỉ, bên cạnh đó ông không ngừng tìm kiếm những lời giải bí ẩn của vũ trụ.

    Những công trình của Hawking trải rộng nhiều lĩnh vực, từ khám phá về nguồn gốc vũ trụ, thăm dò tiềm năng của việc du hành cho tới bí ẩn đằng sau hố đen.

    Hình ảnh của Stephen Hawking từ khi ông mới chào đời cho đến lúc chuẩn bị tạm biệt dương thế
    Đối lập với cơ thể tật nguyền là một sức mạnh trí tuệ tuyệt vời trên người ông Hawking, cơ thể ông là hệ quả của căn bệnh thoái hóa thần kinh vận động đã đày đọa nhà vật lý học thiên tài từ năm 21 tuổi.

    Gần như toàn bộ cuộc đời của Hawking gắn với chiếc xe lăn. Khi tình trạng bệnh tật của Hawking ngày một xấu đi, ông buộc phải giao tiếp thông qua thiết bị hỗ trợ giọng nói nhân tạo và ra hiệu bằng lông mày.

    Khi được hỏi về căn bệnh ALS của mình có ảnh hưởng đến bản thân như thế nào, ông đã trả lời “Không nhiều lắm, tôi cố gắng sống một cuộc sống bình thường nhất có thể, không nghĩ về tình trạng của mình, không hối hận về những gì mình không thể làm, mà cũng không nhiều điều tệ lắm diễn ra”.

    Stephen đúng là đã làm được điều ông tin là định mệnh của mình: Khoa học. Dù cuộc đời ông thì không bình thường lắm. Bên trong thân thể gần như vô dụng là một bộ não sắc bén và tò mò trước bản chất của vũ trụ, cách nó hình thành cũng như số phận mà nó đi đến.


    Năm 1974, Hawking đã dựa vào lý thuyết lượng tử để tuyên bố rằng các hố đen sẽ phát ra bức xạ. Đối với các lỗ đen kích thước bình thường, quá trình này rất chậm, nhưng các hố đen thu nhỏ phóng thích nhiệt độ với tốc độ đáng kinh ngạc, cuối cùng nổ tung với năng lượng của một triệu megaton bom hydro.

    Hawking có lẽ không phải là nhà vật lý vĩ đại nhất trong thời đại của ông, nhưng trong vũ trụ học ông lại là một nhân vật cao chót vót. Không có đại diện hoàn hảo cho giá trị khoa học, nhưng Hawking đã giành được giải Albert Einstein, giải Wolf, huy chương Copley, giải thưởng Vật lý, và ông đã không may mắn trong giải Nobel.

    Stephen Hawking cũng là một trong những nhà khoa học tài năng lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội. Ông cảnh báo rằng tương lai của nhân loại chính là vũ trụ ngoài kia.


    Ông nói: “Tôi nghĩ nhân loại không có tương lai nếu họ không đi vào không gian” và “Tôi tin rằng cuộc sống trên Trái Đất đang bị đe dọa ngày càng nhiều trước nguy cơ một đợt nóng lên đột ngột, chiến tranh hạt nhân, một loại vi rút phát tán hàng loạt và những mối nguy khác”.

    Hawking xem việc tạo ra trí tuệ nhân tạo (Al) có thể là sự kiện lớn nhất trong lịch sử nền văn minh của chúng ta. “Bên cạnh những lợi ích, Al cũng mang lại cả mối nguy hiểm, như các hệ thống vũ khí tự hành mạnh mẽ hoặc phương thức mới để đàn áp con người”, ông đã nói điều này trong năm 2016.

    Xem thêm:

    • Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76: Vĩnh biệt một nhà khoa học vĩ đại!
    • Stephen Hawking cùng những công trình vĩ đại dành cho hậu thế
     

trang này