Công ty Thiết kế web

Tại sao bạn nên lựa chọn kỹ thuật in Flexo

Thảo luận trong 'Các loại sản phẩm/dịch vụ khác' bắt đầu bởi BongSenXanh, 10/3/23.

  1. BongSenXanh

    BongSenXanh New Member

    Là một trong những kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay. Nhờ có kỹ thuật hiện đại, kiểu in này sử dụng hầu như để in số lượng lớn cho các ngành công nghiệp bao bì lớn như thùng carton, bao bì chứa thực phẩm…

    Để hiểu rõ, trong bài viết dưới đây In129 chúng tôi sẽ giới thiệu in flexo là gì, ưu điểm của nó và vận dụng trong đời sống như thế nào.

    In flexo là gì? Điểm mạnh và hạn chế của in flexo?
    Flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo với khuôn in, được chế tạo bằng nhựa photopolymer với phương pháp quang hóa, CTP hoặc khắc laser. In flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in cấp cho khuôn in nhờ trục anilox.

    Ưu điểm của công nghệ in flexo:
    Độ bám dính mực rất tốt. Mực in khô rất nhanh và không bị lem hay nhòe màu. Quan trọng là bạn có thể in trên mọi chất liệu và vật liệu khác nhau. Đặc biệt, in số lượng cực lớn và chi phí rẻ hơn so với kiểu in offset.

    [​IMG]


    Nhược điểm:
    Ban đầu kỹ thuật in này sẽ lâu hơn do mất thời gian tạo bản in. Mặt khác, chi phí của một bản photopolyme thường khá cao.

    Thêm nữa, là chỉ thích hợp với in số lượng rất lớn nên với số lượng nhỏ, bạn không nên sử dụng phương pháp in này.

    Cấu tạo của máy in flexo
    Cấu tạo của máy in flexo bao gồm những bộ phận cơ bản như:

    1. Trục cấp mực (Metering Roll): là trục tròn, ngập 1 phần trong máng mực, có tác dụng chuyển mực từ máng sang trục anilox, một số nơi gọi là trục đo sáng.
    2. Trục anilox (Anilox Roll): là trục kim loại có bề mặt gồm nhiều lỗ nhỏ, tác dụng là chuyển mực từ trục cấp mực sang khuôn in, mực được chứa trong các lỗ nhỏ trên bề mặt (gọi là giếng mực).
    3. Thanh gạt mực (Doctor Blade): được làm từ thép hoặc polyme, có tác dụng gạt để làm sạch mực trên bề mặt của trục anilox, hạn chế hiện tượng bị nhòe bản in.
    4. Trực gắn khuôn in (Plate Cylinder): thường được làm từ chất liệu cao su, các khuôn in được gắn lên phía trên về mặt và cố định bằng băng keo, từ trường hoặc chốt khóa.
    5. Khuôn in (Flexographic Printing Plate): làm từ nhựa photopolymer, có thể chế tạo bằng phương pháp quang hóa hoặc khắc laser, các yếu tố như độ dày, độ cứng hay mềm của khuôn sẽ phụ thuộc vào vật liệu cần in (giấy, carton hay các loại màng).
    6. Trục ép áp lực (Impression Cylinder): làm từ cao su, giúp ép bề mặt vật liệu cần in vào trục gắn khuôn để chuyển mực từ khuôn sang bề mặt.
    7. Khay chứa mực (Ink Tray)
    [​IMG]


    Xem thêm in hộp giấy: https://in129.vn/in-an/in-hop-giay-gia-re-tai-ha-noi/

    Công nghệ in Flexo có thể in trên chất liệu nào?
    Công nghệ in Flexo để in trên tất cả các chất liệu, trong đó, các chất liệu chủ yếu như sau:

    • Decal giấy: Đây là chất liệu gồm 4 lớp, trên cùng là giấy, tiếp đến là lớp keo dính (thường là keo Acrylic), tiếp theo là lớp ngăn dính (không cho lớp keo dính chặt vào lớp đế), cuối cùng là lớp đế (sử dụng giấy Glassine sẽ dễ dàng tách miếng decal khỏi đế hơn). Đây là chất liệu rẻ nhất, dễ in ấn, in được nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, nó dễ thấm nước, dễ bị rách, hỏng, khi bóc ra thường để lại vết keo.
    • In Decal vỡ: Đây là chất liệu decal giấy đặc biệt, nó sẽ bị rách thành nhiều mảnh (bị vỡ) khi bóc khỏi bề mặt đã dán. Decal vỡ thường được ứng dụng làm tem niêm phong, tem bảo hành.
    • Decal xi bạc: Đây là loại decal được phủ thêm lớp xi bạc lên trên giúp bản in bóng đẹp và bền hơn.
    • Decal nhựa: Decal nhựa cũng gồm 4 lớp giống decal giấy, chỉ khác lớp trên cùng là nhựa (PP, PE hoặc PVC), trong đó decal nhựa PP là rẻ nhất. Decal nhựa chống thấm nước, bản in bóng đẹp hơn, khó hỏng hơn decal giấy, tuy nhiên giá thành cao hơn gấp 3 – 5 lần so với decal giấy.
    • Decal trong: Đây cũng là một loại decal nhựa, lớp trên cùng là nhựa trong suốt, có thể nhìn xuyên qua. Nó đẹp và sang trọng hơn decal nhựa thông thường, giá cao hơn một chút.
    Xem thêm In vỏ hộp cứng cao cấp

    Nhựa và giấy là 2 chất liệu phổ biến dùng để in decal tem nhãn hiện nay, trong đó in tem nhãn giấy có lợi thể giá rẻ, màu sắc in đẹp nhưng điểm yếu là dễ thấm nước, rách, hỏng. Trường hợp doanh nghiệp của bạn cần loại tem nhãn bền, chống chịu được nhiều môi trường khắc nghiệt: mưa, nắng, lạnh… thì nên in tem nhãn nhựa.

    [​IMG]


    Lưu ý khi in Flexo
    Flexo là một kỹ thuật in khá phổ biến, được sử dụng để in trên các loại vải, giấy, nhựa, v.v. Tôi có thể giúp bạn với một số lưu ý khi in Flexo như sau:

    1. Chọn mực in phù hợp: Mực in Flexo có thể là dạng nhựa hoặc dạng dung dịch. Bạn nên chọn loại mực phù hợp với loại giấy hoặc vải mà bạn muốn in.

    2. Chọn độ phân giải in tốt nhất: Độ phân giải cao có thể giúp bạn in được hình ảnh với độ sắc nét cao hơn, nhưng cũng có thể làm tăng giá thành in. Bạn nên tìm hiểu và chọn độ phân giải phù hợp cho nhu cầu của bạn.

    3. Chú ý đến khoảng cách in: Khi in Flexo, bạn nên đảm bảo rằng khoảng cách giữa các dải màu được đặt đúng, để tránh xuất hiện các hiệu ứng không mong muốn như viền trắng hoặc màu không đồng nhất.

    4. Chú ý đến tốc độ in: Tốc độ in quá nhanh có thể làm giảm chất lượng in, còn tốc độ quá chậm sẽ làm thời gian in kéo dài

    Xem thêm: Công ty in túi giấy theo yêu cầu
     

trang này