Thách thức từ giáo dục vùng biên Nhiều năm qua, sự nghiệp GD&ĐT huyện Quản Bạ có những bước phát triển mạnh mẽ, khá toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Điều đó đã tạo cơ hội và đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Ngành GD cũng thực hiện khá tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực; đặc biệt trong lĩnh vực GD MN và lớp học ở các thôn bản vùng cao; đa dạng hóa các loại hình trường, lớp; phát triển mạnh hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT). Tỷ lệ HS trong độ tuổi đi học tăng nhanh và duy trì ổn định ở tất cả các cấp học, trong đó tỷ lệ HS là trẻ em gái, trẻ em người dân tộc thiểu số ngày càng tăng. Chất lượng GD cũng có những chuyển biến rõ nét và khá toàn diện ở các cấp học, nhất là ở vùng sâu xa, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS; có nhiều mô hình và giải pháp đặc thù nâng cao chất lượng giáo dục. Số trường, số HS tiểu học được học 2 buổi/ngày được mở rộng; HS đã tốt nghiệp THPT, ĐH, CĐ hằng năm đạt tỷ lệ cao và duy trì ổn định... Quản Bạ cũng là một trong những huyện vùng cao biên giới được công nhận đạt chuẩn Phổ cập GDMN, GDTH, THCS và xóa mù chữ mức độ 2. Kết quả phổ cập giáo dục được duy trì vững chắc ở 13/13 xã, thị trấn; Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 99,9%; trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99,9%; tỷ lệ huy động trẻ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ đạt trên 46%; tỷ lệ huy động trẻ 3 - 5 tuổi và 6 - 14 tuổi ra lớp đều đạt trên 99%. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi nhất định, quá trình triển khai Chương trình GDPT mới, ngành cũng gặp không ít những khó khăn. Cụ thể, đối với bậc TH, đội ngũ GV còn thiếu so với yêu cầu, hiện đạt 1,35 GV/lớp trong khi chương trình mới yêu cầu phải đạt tối thiểu 1,5 GV/lớp. Tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày còn thấp, mới đạt 80%. Trong chương trình GDPT mới bậc TH có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1, Tin học và Công nghệ, vì vậy việc bổ sung GV Tin học và Tiếng Anh là khó khăn lớn cho ngành, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế hiện nay. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại nhiều cơ sở giáo dục còn hạn chế, mạng lưới trường lớp phân tán gây khó khăn trong công tác đầu tư cơ sở vật chất và dạy học… Vùng cao biên giới Quản Bạ. Ảnh Internet Nỗ lực tháo gỡ Theo ông Nguyễn Trung Thành - Trưởng Phòng GD&ĐT Quản Bạ, để triển khai Chương trình GDPT mới Phòng GD&ĐT Quản Bạ đã chuẩn bị hàng loạt các điều kiện cần thiết. Trước tiên, tiến hành rà soát quy mô, mạng lưới trường lớp và đội ngũ cán bộ, GV. Cùng đó chỉ đạo, kiểm tra các trường triển khai phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như bàn tay nặn bột, công nghệ giáo dục... tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV; đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường công tác định hướng, hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của HS và GV...; xây dựng tiêu chí và tổ chức thực hiện đánh giá giờ dạy của giáo viên theo hướng phát triển năng lực HS... Phòng GD&ĐT còn tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch của tỉnh, huyện về công tác giáo dục: Đề án sáp nhập thu gọn đầu mối trường học, phấn đấu đến năm 2021 giảm từ 40 trường xuống còn 36 trường trực thuộc; Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Đề án chuyển HS từ các điểm trường về trường chính và sáp nhập điểm trường bậc TH; Đề án giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Quản Bạ giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường dạy Tiếng Việt cho trẻ MN, HS TH vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025... Đặc biệt, trước thềm năm học 2018 - 2019, ngành GD&ĐT tập trung triển khai những giải pháp trọng tâm như: Phân công và sử dụng hợp lí đội ngũ CBQL, GV; chấn chỉnh nghiêm túc việc thực hiện quy chế chuyên môn, nghiệp vụ; huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào sự phát triển GD&ĐT phù hợp với từng địa phương. Cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn huyện Quản Bạ đang thiếu thốn và một số công trình xuống cấp trầm trọng. Để thực hiện được chương trình mới, cần phải có sự đầu tư đồng bộ bảo đảm nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Ông Nguyễn Trung Thành Đầu tư cơ sở vật chất cho GD bậc MN, TH đủ phòng học, bảo đảm điều kiện thực hiện Đề án chuyển HS TH từ các điểm trường về học tại trường chính trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 vượt kế hoạch được giao. Thực hiện quyết liệt các giải pháp duy trì sĩ số HS, giảm tình trạng HS bỏ học, tỷ lệ HS không chuyên cần; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo vận động HS các xã, thị trấn trong việc vận động, duy trì sĩ số HS. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trung Thành khẳng định: Nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự thành bại của bất kỳ công cuộc đổi mới nào. Người thầy chính là người chuyển tải những thông điệp, tư tưởng tích cực của chương trình mới đến người học. Do vậy, vấn đề đảm bảo số lượng, cũng như chất lượng đáp ứng yêu cầu chương trình mới cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực hiện thành công Chương trình GDPT mới tại Quản Bạ. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .