Công ty Thiết kế web

Tay chiết xăng miệng ngậm thuốc lá, 4 người bỏng nặng

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi postbai, 23/12/19.

  1. postbai

    postbai New Member

    Ngày 23-12, TS-BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng-Phẫu thuật tạo hình BV Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết nơi đây vừa tiếp nhận một gia đình gồm bốn người (ngụ Bến Cát, Bình Dương) bị bỏng lửa xăng rất nặng.

    Trong đó, ba bệnh nhân gồm người chồng là anh NVT (sinh năm 1982), vợ là chị ĐTKT (sinh năm 1981) cùng con trai lớn là NHK (sinh năm 2001) bị bỏng 97%-100%, độ 2, độ 3 toàn thân, sốc bỏng hô hấp.

    Con trai út của anh chị là NHKh (sinh năm 2003) bị nhẹ hơn khi bỏng 14%, độ 2 ở hai chân, tình trạng hiện tạm ổn.

    [​IMG]

    Người con trai lao vào cứu cha mẹ bị bỏng nhẹ nhất 14%. Ảnh: HL

    Chăm sóc con trai cùng con dâu và hai cháu tại bệnh viện, bà Bùi Thị Nương bàng hoàng kể lại vụ việc. Theo đó, vào lúc 18 giờ tối 22-12, Kh. đi mua 200.000 đồng xăng về để trong nhà để chiết vào xe máy. Lúc này, Kh. vừa ngậm điếu thuốc vừa mở bình xăng để chiết ra xe thì lửa bén vào bình xăng phụt lên khiến Kh. trở tay không kịp. Cùng thời điểm, cha mẹ hai cháu cũng có mặt trong nhà nên bị phỏng theo. K. thấy vậy chạy vào ứng cứu cũng bị bỏng hai chân.

    Bà Nương cho biết cả nhà vẫn hay trữ xăng ở nhà đổ vào xe máy cho tiện đi làm vì cây xăng ở xa. Hai vợ chồng cùng làm công nhân, hai con trai làm thợ hồ nên cuộc sống gia đình rất khó khăn.

    BS Hiệp cho biết khoa từng tiếp nhận một số trường hợp người dân ở vùng nông thôn mua bình xăng to để trong nhà để tiện đổ vào xe máy đi làm bị phỏng nặng phải nhập viện. Có trường hợp mua xăng chạy trên đường, xăng bị bén lửa cũng gây phỏng.

    "Người dân tốt nhất không nên mua xăng dự trữ trong nhà, trường hợp bắt buộc phải mua dự trữ cần nhớ không nên để trong nhà, đặc biệt gần vị trí bếp lửa, bếp gas, tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc" - BS Hiệp khuyến cáo.


    Sơ cứu khi bỏng xăng


    - Khi dập tắt ngọn lửa từ xăng, lưu ý không dùng nước, nên dùng chăn, ga trùm lên nạn nhân nhanh chóng.

    - Sau khi dập lửa, cần giảm nhiệt tại chỗ bị bỏng cho nạn nhân bằng cách dội nước sạch 30-60 phút liên tục giúp nạn nhân không bỏng sâu hơn. Cần giữ cho vết bỏng sạch, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không làm vỡ chỗ phỏng nước...

    - Dùng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch phủ lên vết bỏng, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện điều trị, không tự điều trị tại nhà.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này