Làm thế nào để học sinh ham học, yêu trường lớp là điều trăn trở của các thầy cô giáo. Lời giải cho bài toán đó là hãy để trường học thật thân thiện hạnh phúc đón chào học sinh. Hấp dẫn trong từng tiết học Thầy giáo Vũ Khắc Tùng – Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của các em. Làm thế nào để học sinh thấy ham học, thích học và không chán học là điều chúng tôi chú trọng. Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã quán triệt toàn thể giáo viên trong trường là bên cạnh bảo đảm dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định, các thầy cô cần tích cực thực hiện kế hoạch phát triển năng lực, phẩm chất người học; Từng bước trang bị và ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tổ chức có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục; Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, PPDH, hình thức kiểm tra, đánh giá, xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Để hấp dẫn học sinh trong mỗi giờ học, các thầy cô giáo đã đa dạng các hình thức dạy học sáng tạo, hiệu quả như tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh, cuộc thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật (STKHKT) cấp cụm, tham gia cuộc thi STKHKT cấp tỉnh; tổ chức tốt các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp cho học sinh, các hoạt động ngoại khóa như: Chuyên đề giáo dục yêu nước, tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên... vào các buổi chào cờ đầu tuần; Tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường; Đặc biệt trong đó là tổ chức có hiệu quả các cuộc thi GV dạy giỏi cấp trường, phong trào thi viết sáng kiến kinh nghiệm gắn với hiệu quả mỗi giờ lên lớp ở các môn học. Đặc thù của một trường học vùng biên giới có những hạn chế nhất định về chất lượng do những điều kiện khách quan nên cần phải có nhiều đổi mới sáng tạo trong dạy và học. Kết quả thế nào là một chuyện, nhưng ghi nhận đầu tiên là sự hết lòng của thầy cố giáo với học sinh trong từng tiết học là những nỗ lực đổi mới sáng tạo hướng đến chất lượng. Từng học kỳ các tổ, nhóm bộ môn đều có kế hoạch chi tiết để thực hiện. Cuối năm học, các thầy cô lại tích cực ôn thi THPT quốc gia cho học sinh. Từ việc phân loại đối tượng học sinh, tổ chức ôn tập nghiêm túc, dạy sát với đối tượng học sinh. Học sinh yếu kém được quan tâm đặc biệt để có những hình thức ôn tập phù hợp. Tất cả đều không ngoài mong muốn để học sinh có kiến thức tốt nhất, năng lực làm bài đầy đủ nhất để bước vào kỳ thi. Một giờ ngoại khóa hấp dẫn với học sinh Hạnh phúc khi đến trường Hiệu trưởng Vũ Khắc Tùng cho rằng: Trường học ngoài việc dạy học còn uốn nắn, rèn luyện, định hình tư tưởng cho học sinh. Ở một trường học vùng biên giới, việc này càng quan trọng. “Chúng tôi đã đề cao việc nắm bắt tình hình học sinh và các hoạt động về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng; Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, của ngành cho CB, GV, HS và cha mẹ học sinh. Về phía lãnh đạo, tăng cường sự phối kết hợp chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết gắn với các chỉ tiêu đặt ra, kết hợp khen - chê kịp thời để động viên việc làm tốt, chấn chỉnh các việc còn chậm chễ, hiệu quả thấp, nhất là ý thức chấp hành các quy định của ngành, của trường”, ông Tùng nói. Trên Facebook thầy Bùi Tiến Lương (https://www.facebook.com/buitienluong) (GV trong trường) có treo một dòng chữ “Trường học hạnh phúc” đã nhận hàng trăm like cùng những bình luận hết sức thân thiện và gần gũi của học sinh cả cũ, mới và có cả những em không phải học sinh của thầy giáo. Khi nói về trường học hạnh phúc, thầy Lương chia sẻ: Đừng mô phạm quá, lúc nào cũng nghiêm nghị sẽ dẫn đến giáo điều khiến học sinh khó gần. Với các em phải như anh trai, như người bạn để các em thấy được tôn trọng và bình đẳng từ đó mới cởi mở, chia sẻ vui buồn. Các thầy cô từ đó mới nắm được tâm tư, nguyện vọng của học sinh mà định hướng giáo dục. Quan điểm của tôi là học sinh phải thực sự tìm thấy niềm vui trong những buổi đi học, đơn giản thế thôi, đấy là trường học hạnh phúc. Trong nỗ lực xây dựng trường học hạnh phúc, cùng với thầy Tùng, thầy Lương còn có sự tham gia của thầy cô giáo trong trường. Các thầy cô đều đang cố gắng đẩy mạnh triển khai hiệu quả yêu cầu dạy học mới theo cách tổ chức hoạt động học cho học sinh, học sinh tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của học sinh là trung tâm). Trong đó, giáo viên chỉ còn là người hỗ trợ, hướng dẫn. Giờ đây ở Trường THPT Trần Phú, các giờ học đã được đa dạng hóa. Hình thức dạy được kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Từ chủ yếu dạy học toàn lớp sang kết hợp giữa dạy học nhóm nhỏ, cá nhân với toàn lớp học. Tất cả đều hướng tới mỗi giờ học thực sự hấp dẫn với học sinh, để trường học là điểm đến hạnh phúc cho các em. “Chúng tôi đang tích cực xây dựng văn hóa nhà trường (mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm); đồng thời với xây dựng môi trường học tập và tự bồi dưỡng cho giáo viên (đổi mới sinh hoạt chuyên môn) từ đó giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả giờ dạy. Cùng với đó là việc GV thay đổi cách dạy - học sinh thay đổi cách học - trường học thay đổi hình thức và phương pháp dạy học. Việc đẩy mạnh cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, Ban giám hiệu chủ động vào cuộc cùng với các tổ trưởng chuyên môn thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đã và đang tạo sự chuyển biến tích cực trọng việc dạy – học của nhà trường”. ThS Vũ Khắc Tùng Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .