Công ty Thiết kế web

Thi trực tuyến: Cô - trò hào hứng đón nhận

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 4/11/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Biết điểm ngay sau khi kiểm tra

    Thầy Huỳnh Quang Vũ, GV phụ trách môn Tin học, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) cho biết: “Sau khi thử nghiệm tổ chức thi, kiểm tra trên máy tính cho các lớp học nghề môn Tin học của khối 11 trong dịp hè 2019, đầu tháng 9/2019, tổ Tin học cho chạy thử phần mềm thi, kiểm tra trắc nghiệm của Viettel thêm một lần nữa để rà soát lại nhằm chuẩn bị thật tốt khâu kỹ thuật cho việc triển khai kiểm tra một tiết trên máy tính môn Tin học cho cả 3 khối lớp”. Theo kế hoạch của Trường THPT Trần Phú, tháng 11 sắp tới, tổ Tin học sẽ báo cáo kinh nghiệm trước Hội đồng nhà trường, tập huấn cho GV các tổ khác cách sử dụng phần mềm để áp dụng kiểm tra trên máy tính ở tất cả các môn học.

    Theo thầy Huỳnh Quang Vũ, với một tiết kiểm tra trong 45 phút, tổ Tin học đã thiết kế đề kiểm tra với 40 câu hỏi theo đúng cấu trúc đề của Bộ GD&ĐT với các cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của HS. “Trung bình mỗi câu hỏi, HS có một phút để trả lời; 5 phút còn lại chúng tôi dự phòng cho các trường hợp máy bị trục trặc kỹ thuật, nghẽn mạng” - thầy Vũ cho biết thêm.

    Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhỏ với một số HS Trường THPT Trần Phú, kết quả cho thấy 100% HS được hỏi đều hào hứng, thích thú với việc kiểm tra 1 tiết trên máy tính. “Kết thúc thời gian làm bài chúng em được biết luôn điểm bài làm của mình. Đề kiểm tra trên máy tính cũng có giao diện rất đẹp, sinh động hơn đề kiểm tra được in trên giấy nên khi học sinh làm bài, tâm lý cũng sẽ thoải mái. Trong quá trình làm bài kiểm tra, nếu các em phát hiện mình làm sai chỉ cần một cái click chuột là xong, không phải tẩy xóa nhiều như ở trên giấy”. Đây là những nhận xét sau trải nghiệm của HS khối 11 Trường THPT Trần Phú với hình thức làm bài kiểm tra trên máy tính, được xem là khá mới mẻ.

    [​IMG]

    Học sinh lớp 10/7, Trường THPT Trần Phú làm bài kiểm tra trực tuyến môn Tin học trên máy tính.

    Giảm bớt áp lực cho giáo viên

    Cô Hồ Thị Thảo Nguyên – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú cho biết: “Với sĩ số khoảng 40HS/lớp, phòng máy tính của nhà trường có thêm 5 máy tính dự phòng cho các sự cố trục trặc máy tính, thậm chí đã tính đến phương án nếu máy nào bị sự cố giữa chừng hoặc bị cúp điện thì cho HS đó tiếp tục làm bài thi trên giấy”.

    Hai phòng máy tính của bộ môn Tin học đang được nhà trường sử dụng để tổ chức kiểm tra trực tuyến nên thực sự cũng gặp khó khăn trong sắp xếp thời khóa biểu. Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Đà Nẵng, trong học kỳ I của năm học này, trường sẽ được trang bị thêm 2 phòng máy vi tính. Lúc đó, 2 phòng máy này sẽ được sử dụng để triển khai áp dụng thi, kiểm tra trực tuyến.
    Cô Hồ Thị Thảo Nguyên

    Cô Thảo Nguyên cũng cho rằng, đúng là phải tính đến các trường hợp gian lận nhưng với đề kiểm tra trắc nghiệm số lượng câu hỏi lớn, thời gian làm bài được tính toán rất sát nên nếu HS nghĩ đến chuyện cầu cứu bên ngoài, kết quả bài làm sẽ không được cao. “Hơn nữa, các máy tính đã thoát khỏi các ứng dụng như zalo, facebook, viber… và ngoài sự giám sát của giáo viên, phòng máy tính luôn có camera giám sát” – cô Thảo Nguyên phân tích.


    Thầy Huỳnh Quang Vũ cho rằng, với phần mềm kiểm tra trực tuyến, giáo viên sẽ được giảm tải rất nhiều trong khâu ra đề: “Phần mềm được thiết kế bằng tiếng Việt và sử dụng không quá khó và phức tạp. Đối với những môn có sử dụng bảng biểu, phần mềm còn có cả ứng dụng Excel. Với đồ thị, giáo viên dùng file PDF để chèn vào. Giáo viên được hỗ trợ khá nhiều trong việc biên soạn đề vì phần mềm đã có sẵn form theo đúng cấu trúc đề của Bộ, việc đảo mã đề cũng rất thuận tiện. Giáo viên cũng không phải chấm bài thi và vào sổ điểm thủ công, một công việc được cho là rất mất thời gian”.

    Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) cũng bắt đầu tổ chức kiểm tra trực tuyến đối với môn Tiếng Anh cho khối lớp 10. Tuy nhiên, một khó khăn các trường tổ chức thí điểm kiểm tra trực tuyến tại Đà Nẵng đang gặp phải là vẫn phải sử dụng chung phòng máy vi tính của bộ môn Tin học.

    Ngoài việc cho HS làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, dự kiến sẽ được Bộ GD&ĐT triển khai trong 2 - 3 năm sắp tới. CBQL các trường THPT đang thí điểm hình thức kiểm tra này cho biết, với cách kiểm tra trực tuyến trên máy tính thì công tác kiểm định chất lượng rất chính xác, thực chất. Từ năm 2017, năm đầu tiên môn Toán áp dụng hình thức thi trắc nghiệm trong Kỳ thi THPT quốc gia, thầy Trần Phước Đại, Tổ trưởng tổ Toán, Trường THPT Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã tổ chức cho HS làm bài trực tuyến vào một giờ nhất định.

    Với cách này, thầy Đại có thể biết được nhóm câu hỏi nào HS dễ sai, nhóm câu nào HS có thể lấy điểm, “thậm chí mình biết được lúc nào các em đang suy nghĩ, làm bài lúc nào, có thật sự làm bài nghiêm túc hay chỉ đánh chéo cho có mà thôi”. Chính vì vậy, đây là một kênh tham khảo rất tin cậy để GV và ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy - học.

    “Sau một thời gian tìm hiểu nhiều trang luyện thi trắc nghiệm trực tuyến, nhận thấy với trang tracnghiem.vn, người dùng có thể đưa đề lên và bài làm được chấm ngay sau đó. Chính vì vậy, mình tổ chức cho HS làm bài ngay trên máy tính, chủ yếu vào thời gian các em ở nhà” - thầy Trần Phước Đại, Tổ trưởng tổ Toán, Trường THPT Ngô Quyền (Đà Nẵng).

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này