Công ty Thiết kế web

Thị trường smartphone Việt và Đông Nam Á: Điểm nhấn Phablet

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 22/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Theo IDC, số lượng smartphone được lên kệ tại Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar và Phillipines trong năm 2017 đạt tổng cộng 100 triệu máy. Giảm 1% so với năm 2016.


    Tuy nhiên khi nhìn tới từng quốc gia, chỉ có thị trường Myanmar và Phillipines chứng kiến sự suy giảm, trong đó một số hãng smartphone có mặt tại hai quốc gia này có lượng máy lên kệ giảm đáng kể. Vì vậy mà tình hình chung về mặt doanh số smartphone ở khu vực Đông Nam Á suy giảm theo.

    Ngoài ra một số hãng smartphone nội địa cũng như vài hãng nhỏ khác đã thua hoàn toàn trong trận chiến thị phần với 4 ông lớn tại ĐNA. 4 hãng dẫn đầu vẫn duy trì vững vàng thị phần của mình thông qua phân khúc giá rẻ (từ 100 đến dưới 200 USD) và phân khúc trung cấp (từ 200 đến dưói 400 USD).

    Số lượng máy được lên kệ tại khu vực các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Đơn vị tính: Triệu máy
    Ông Jensen Ooi, chuyên gia Phân tích thị trường của IDC tại khu vực Asean cho biết: “Ngoài sự tăng trưởng chung của các ông lớn trong top 4, họ đã giữ được lượng máy lên kệ ổn định.

    Thêm vào đó phần lớn người dùng không quá vội vã trong việc mua một thiết bị mới nếu như họ đang dùng một chiếc smartphone ở phân khúc tầm trung và thiết bị này vẫn có chất lượng cũng như giá bán hợp lý. Điều này dẫn đến việc vòng đời nâng cấp sản phẩm và thay thế sản phẩm đã bị kéo dài ra".

    2017: Phân khúc trung cấp & điện thoại 4G tăng mạnh


    Số lượng smartphone lên kệ thuộc phân khúc tầm trung đã tăng đến 53% so với năm ngoái mặc dù các thiết bị thuộc phân khúc giá rẻ vẫn đang chiếm ưu thế về mặt thị phần với 37%.

    J7 Pro hay J7 Prime liên tục lọt TOP bán chạy tại TGDĐ trong năm 2017
    Cụ thể, phân khúc trung cấp cũng đã có sự tăng trưởng và chiếm được 27% tương ứng với 27.1 triệu thiết bị. Trong năm 2016 phân khúc trung cấp chỉ chiếm được 17%, tương ứng 17.6 triệu thiết bị.

    Samsung chiếm được ngôi đầu ở phân khúc tầm trung với dòng Galaxy J của hãng. Oppo và Vivo tiếp tục mở rộng sự hiện diện về mặt thương hiệu thông qua việc ký hợp đồng với các ngôi sao nổi tiếng tại từng quốc gia và các hoạt động marketing rầm rộ, từ đó thúc đẩy được doanh số của dòng F và dòng V.

    Huawei cũng không đứng ngoài cuộc chơi, họ đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua với mẫu Nova và dường như Hoa Vi cũng áp dụng chiến thuật tương tự như Oppo và Vivo. Apple cũng gia nhập vào phân khúc trung cấp thông qua những model cũ của mình, điển hình là mẫu iPhone 5 iPhone SE và iPhone 6.

    Thị phần của các hãng smartphone tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2017
    Smartphone hỗ trợ 4G LTE đã tăng trưởng tới 44% chỉ sau một năm, vì vậy 2017 là năm chứng kiến smartphone 4G trở thành một điều bình thường vì hiện tại, các mẫu điện thoại thông minh có 4G đã chiếm đến 81% trên tổng số thiết bị.

    So với năm 2016 con số này chỉ là 56%, tất nhiên điện thoại hỗ trợ 3G vẫn còn được bán bởi một số nhà cung cấp địa phương và một vài hãng vẫn ra mắt các mẫu điện thoại chỉ hỗ trợ đến mạng 3G vì họ muốn mang đến một chiếc smartphone có giá rẻ.

    Bên cạnh đó nhu cầu sắm một chiếc điện thoại cơ bản có hỗ trợ 4G vẫn còn thấp, theo ghi nhận chỉ có gần 250.000 máy được bán ra. Đa phần các dòng máy này được tiêu thụ tại các đô thị loại 1 nơi mà mạng 4G đã phủ sóng.

    Người dùng mua OPPO F5 trong ngày mở bán đầu tiên tại TGDĐ
    Các mẫu điện thoại cơ bản có 4G đã được giới thiệu ở Thái Lan từ năm 2016, sau đó lần lượt Indonesia và Philippines cũng chứng kiến sự xuất hiện của các mẫu điện thoại này vào cuối năm 2017.

    Phablet đang dần được ưa chuộng


    Số lượng phablet với màn hình từ 5.5 đến dưới 7 inch được lên kệ có sức tăng đáng chú ý nhất với 71% so với năm 2016 đã cho thấy người dùng đang dần chuyển sang điện thoại có màn hình lớn.

    Cụ thể, số lượng phablet được lên kệ đã chiếm đến 35%, tương ứng 35 triệu máy trên tổng số thiết bị được đến tay người dùng trong năm 2017, một năm trước đó con số này chỉ là 20%.

    Phablet có sự tăng trưởng mạnh nhưng các mẫu điện thoại thông minh có màn hình từ 5 inch đến dưới 5.5 inch vẫn giữ một lượng lớn thị phần với 50%.


    Theo IDC, sự tăng trưởng của smartphone màn hình lớn nhờ vào việc truyền thông đã thay đổi tâm lý của người dùng và các hãng smartphone liên tục giới thiệu ra các mẫu điện thoại có viền màn hình mỏng trên thị trường.

    Một lần nữa Samsung được ghi nhận là hãng smartphone bán được nhiều máy nhất ở phân khúc này trong khi đó Vivo là hãng có sự tăng trưởng lớn nhất ở phân khúc smartphone màn hình lớn.

    Góc nhìn cho năm 2018


    Ông Ooi chốt lại trong bài báo cáo: “Trong năm 2018 này các hãng điện thoại nội địa sẽ tiếp tục cảm nhận được sự áp lực ngày một lớn vì người dùng vì phần lớn người dùng sẽ chuyển sự quan tâm của họ sang các thương hiệu lớn hơn.


    Ngoài ra người dùng sẽ có xu hướng nâng cấp lên những chiếc smartphone có màn hình lớn thuộc phân khúc trung cấp và đa phần những chiếc smartphone thuộc phân khúc này sẽ sớm được trang bị những tính năng hấp dẫn như: Camera kép, viền màn hình mỏng, trí tuệ nhân tạo được tích hợp để tiếp tục duy trì được thế cạnh tranh của mình.

    Chúng tôi nghĩ rằng các hãng smartphone trong nước nên giới thiệu các mẫu điện thoại cũng có những tính năng như vậy hoặc ra mắt những chiếc smartphone chạy phiên bản Android 8 Go Edition, tất nhiên giá bán cũng phải rất cạnh tranh, nên dưới 200 đô để phù hợp với túi tiền của người dân tại các quốc gia nơi đây".

    Xem thêm: Vì sao các hãng smartphone vẫn "mê mệt" với thị trường Việt?
     

trang này