Công ty Thiết kế web

Thiếu giáo viên Tin học: Linh hoạt tìm giải pháp riêng

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 14/12/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Nan giải “bài toán” GV và trang thiết bị

    Thời đại 4.0 nhưng môn Tin học nhiều năm nay không thể triển khai vì trường “trắng” cả GV lẫn trang thiết bị máy móc, phòng học chuyên dụng. Toàn trường chỉ có 2 bộ máy tính để phục vụ công tác văn phòng. Cũng thương và lo lắng cho HS vì không được tiếp cận với công nghệ thông tin từ sớm… nhưng “lực bất tòng tâm” dù nhu cầu học Tin học của HS không ít...
    Cô Trần Thị Hằng

    Cô Trần Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Ma Li Pho – xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết: 1 năm nữa sẽ thực hiện CTGDPT mới song các điều kiện cần và đang có tại trường vẫn chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu chung.

    Thầy giáo Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường TH Trung Lý, huyện Mường Lát – Thanh Hóa cũng đầy trăn trở khi chia sẻ: Toàn trường có 470 HS, 1 điểm trường chính, 8 điểm lẻ. Trong tổng số 35 CB, GV (còn thiếu 4 GV theo biên chế) thì môn Tin học không có GV nào. Ngay tại điểm trường trung tâm cũng đang thiếu các phòng chức năng, máy tính để dạy và học Tin học. Việc huy động xã hội hóa đầu tư mua máy móc nằm ngoài khả năng của BGH nhà trường.

    Trường PTDTBT TH Cán Tỷ - xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang) cũng không nằm ngoài thách thức chung. Thầy Phạm Thanh Tuyên – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường thiếu cả giáo viên dạy Tin học lẫn trang thiết bị để triển khai môn học này. Phòng học chức năng không có. 53 CB, GV, NV toàn trường đang chung nhau sử dụng 2 máy tính để triển khai mọi hoạt động của nhà trường.

    Năm học tới, khi chính thức triển khai CTGDPT mới sẽ có khoảng 400 HS của 3 khối lớp 3, 4, 5 học môn Tin học, nhưng ở thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn chưa “thấy” nguồn kinh phí để đầu tư, mua sắm máy móc trang thiết bị. Các khoản ngân sách giáo dục thì eo hẹp; việc xã hội hóa giáo dục ở những địa phương vùng khó gần như không thể. Tất cả đều trông chờ vào sự đầu tư của huyện cũng như các tổ chức, cá nhân hảo tâm…

    Có thể nói, tình trạng thiếu GV và cơ sở vật chất để triển khai môn Tin học đang diễn ra phổ biến ở các trường vùng khó. Theo ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Việc bổ sung hàng chục GV ở bộ môn này trong thời gian tới không dễ dàng. Cho dù hiện tại toàn huyện có 33 trường học với tổng số hơn 16.000 HS mà cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tin học cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Cả ngành mới có 3 GV Tin học. Đội ngũ GV môn Tin học tại huyện Vân Hồ đang thiếu trầm trọng về số lượng, chưa nói tới chất lượng.

    [​IMG]

    Tình trạng thiếu GV và cơ sở vật chất để triển khai môn Tin học đang diễn ra phổ biến ở các trường vùng khó. Ảnh minh họa/ INT

    Gỡ khó trước giờ “G”

    Đáp ứng đủ số lượng GV còn thiếu; bổ sung vị trí việc làm GV môn Tin học là đòi hỏi tất yếu khi chuẩn bị triển khai CTGDPT mới. Tuy nhiên, để tháo gỡ hết các khó khăn này trong khoảng thời gian ngắn và cùng lúc là điều gần như không thể đối với các địa phương, nhà trường. Từ những thách thức đó, đòi hỏi ngành GD-ĐT mỗi địa phương phải chủ động, tích cực và linh hoạt triển khai nhiều giải pháp theo cách riêng.


    Ví như, tại Trường PTDTBT TH Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), thầy Nguyễn Thanh Tuyên cho biết: “Lời giải” về chất lượng đội ngũ GV Tin học không quá khó bởi quá trình “dồn điền đổi thửa” trường có thể dôi dư một số lượng nhỏ GV. Nhà trường sẽ lựa chọn số GV có năng lực chuyên môn nhất định với nền tảng tiếng Anh và tin học cơ bản để cử đi đào tạo văn bằng 2 theo chủ trương chung của ngành GD-ĐT huyện Quản Bạ.

    Thầy Tuyên tự tin khẳng định: “GV được cử tham gia khóa đào tạo ngắn hạn chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn giảng dạy. Bởi các thầy cô được cử đi đào tạo đều là những GV trẻ, có nền tảng nhất định về tin học, ngoại ngữ. Mặt khác thời gian đào tạo tương đối dài đủ để thầy cô củng cố, cập nhật và nâng cao kiến thức. Kiến thức tin học cho HS tiểu học cũng không quá cao siêu so với năng lực và sự tiếp thu của thầy cô nên không đáng lo lắng về chất lượng đội ngũ GV. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, GV có cơ hội để tự mày mò, trau dồi kiến thức thì trình độ tin học càng mau chóng được lấp đầy và đảm bảo dạy học…”.

    Thế nhưng, qua nhìn nhận của những nhà quản lý giáo dục, việc bổ sung biên chế cho đội ngũ GV Tin học trong thời gian tới cho các nhà trường lại không hề dễ dàng. Trưởng phòng GD&ĐT Quản Bạ - ông Nguyễn Trung Thành khẳng định: Việc bổ sung GV Tin học và Tiếng Anh đều là khó khăn lớn cho ngành trong bối cảnh đang tinh giản biên chế.

    Ông Hoàng Văn Đồng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cũng cho biết: Tình trạng thiếu GV nói chung của toàn ngành GD-ĐT Mù Cang Chải đang được chính quyền quan tâm, điều chỉnh song chưa thể khỏa lấp so với yêu cầu sử dụng của ngành.

    Từ thực tế chuẩn bị các điều kiện thực hiện CTGDPT mới tại địa phương cho thấy tình trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ dạy môn Tin học khá phổ biến. Chính vì vậy, các địa phương, ban, ngành cần nhanh chóng tập trung nguồn lực để cùng ngành Giáo dục tháo gỡ phần nào các điều kiện để triển khai đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.

    Đức Trí

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này