Công ty Thiết kế web

Thủ tướng: Làm tốt chính phủ điện tử cũng giúp ngừa COVID-19

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 12/2/20.

  1. test

    test New Member

    Thủ tướng: Làm tốt chính phủ điện tử cũng giúp ngừa COVID-19
    Sáng 12-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về chính phủ điện tử với các ban chỉ đạo xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.

    [​IMG]

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/QUANG HIẾU

    Hội nghị diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 gây ra.

    Do đó, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong việc tích cực triển khai có hiệu quả các giải pháp ngăn ngừa COVID-19, nếu làm tốt chính phủ điện tử cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh này.

    Theo Thủ tướng, xây dựng chính phủ điện tử không phải làm một lúc là xong được mà chia làm nhiều giai đoạn, có những giai đoạn quan trọng, trong đó năm 2020 là năm nhiều thách thức, nhất là đang diễn ra dịch COVID-19. “Chúng ta phải có định hướng như thế nào để triển khai có hiệu quả nhất để tăng năng suất lao động” - Thủ tướng yêu cầu.

    Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần nêu rõ các cản trở, khó khăn để khắc phục. “Hiện nay tình trạng mạnh ai nấy làm ở khâu này, khâu kia không phải không có” - ông nói.

    Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết việc triển khai xây dựng chính phủ điện tử gắn kết với cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính đã đạt được một số kết quả tích cực.

    Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đã đi vào nề nếp. Cả nước đến nay đã có 55/63 địa phương tổ chức trung tâm phục vụ hành chính công; tỉ lệ giải quyết đúng hạn hồ sơ đạt 95,8%.

    Các điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành đã được rà soát, cắt giảm 3.451/6.191 điều kiện kinh doanh của hầu hết các bộ, ngành; cắt giảm 6.776/9.926 danh mục dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỉ đồng/năm.

    Đối với các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, ông Mai Tiến Dũng cho biết Văn phòng Chính phủ cùng với các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ thiết lập, triển khai cổng dịch vụ công quốc gia, trục liên thông văn bản quốc gia, hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ.

    “Các hệ thống này đều được bình chọn là những sự kiện công nghệ thông tin tiêu biểu trong năm 2019 và trong thời gian ngắn đã đạt được những kết quả hết sức tích cực” - ông Mai Tiến Dũng nói.

    [​IMG]

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/QUANG HIẾU

    Tính từ thời điểm Thủ tướng nhấn nút khai trương hôm 9-12-2019 đến nay, đã có hơn 44.200 tài khoản đăng ký trên cổng dịch vụ công quốc gia với hơn 13,4 triệu lượt truy cập, hơn 854.000 hồ sơ đồng bộ trạng thái, trong đó có 6.900 hồ sơ trực tuyến được xử lý thành công.

    Cổng dịch vụ công quốc gia cũng tiếp nhận và xử lý 4.150 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ 3.900 cuộc gọi qua tổng đài hỗ trợ (18001096). Đến thời điểm này đã có 9/22 bộ, cơ quan và 63/63 tỉnh, thành phố kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia.

    “Những con số này cho thấy sự quan tâm rất lớn cũng như sự kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng một cổng tập trung để thực hiện các giao dịch trực tuyến với Chính phủ” - ông Mai Tiến Dũng nói.

    Theo ông Mai Tiến Dũng, không chỉ hướng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, cổng dịch vụ công quốc gia còn là công cụ giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tính minh bạch trong quá trình thực hiện. Từ đó giảm các vấn đề tiêu cực, tình trạng tham nhũng vặt nảy sinh trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

    Ông Mai Tiến Dũng cũng nhìn nhận trong triển khai các nhiệm vụ chính phủ điện tử vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như chưa hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật làm khung thể chế cho triển khai chính phủ điện tử. Vẫn còn tình trạng cấp phát chữ ký số chuyên dùng chưa đầy đủ; tình trạng từ chối hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến, không đồng bộ được trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia...

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này