Tiết lộ điều ít ai biết về “sân khấu” giúp ĐT Việt Nam đánh bại Thái Lan 3-0 Thứ Sáu, ngày 23/11/2018 00:30 AM (GMT+7) Cán bộ Ban quản lý sân Hàng Đẫy tiết lộ điều ít ai biết về “sân khấu” giúp ĐT Việt Nam đánh bại Thái Lan 3-0 khiến hàng triệu người hâm mộ vỡ òa hạnh phúc. Sân vận động Hàng Đẫy Sân vận động Hàng Đẫy nằm trên con phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những sân vận động lâu đời nhất Việt Nam hiện nay, nơi ghi dấu những cột mốc đáng nhớ của bóng đá Việt Nam. Tại Hàng Đẫy, ĐT Việt Nam từng có chiến thắng khiến hàng triệu người hâm mộ vỡ òa hạnh phúc những có những thất bại cay đắng khiến triệu người hậm mộ rơi nước mắt. Hàng Đẫy thủa sơ khai chỉ có 400 ghế ngồi Năm 1934, sân vận động Hàng Đẫy rộng 3ha được xây dựng và phục vụ cho hoạt động của Trường thể dục Hà Nội. Sau đó sân này được đổi tên thành Hội thể dục Bắc Kỳ. Từ năm 1936 - 1938, sân tiếp tục được đổi với tên gọi SEPTO. Dù là sân vận động lớn nhất lúc bấy giờ, nhưng SEPTO là một quần thể với khán đài rộng chỉ 252m2, sức chứa 400 chỗ ngồi bằng ghế gỗ, mặt sân gồ ghề, không có hệ thống thoát nước, nơi ăn ở, vệ sinh cho cầu thủ, khán giả và đặc biệt không thể sử dụng được mỗi khi trời mưa. Năm 1954, do yêu cầu tăng cường sức khỏe cho nhân dân và phát triển phong trào thể dục thể thao, Chính phủ đã quyết định xây sân vận động Hàng Đẫy. Tháng 8/1958, sân vận động Hàng Đẫy được khánh thành, đưa vào hoạt động. Sân Hàng Đẫy lúc này có diện tích 21.844m2, bao bọc bởi tường cao gồm 14 cửa nhỏ và 3 cửa lớn, chính giữa là sân bóng đá, xung quanh có đường chạy điền kinh, sân bóng chuyền, bóng rổ... Khán đài xây theo hình lòng chảo với 20 bậc chứa xấp xỉ 2,5 vạn người. Khán đài của sân Hàng Đẫy đua ra khu vực phố Trịnh Hoài Đức Ông Trần Văn Minh, cán bộ Ban quản lý sân vận động Hàng Đẫy cho hay, theo tài liệu ghi chép lại, trận đấu đầu tiên khai sân Hàng Đẫy diễn ra giữa 2 đội tuyển PhnomPenh (Campuchia) và Hải Phòng. Đội tuyển PhnomPenh lúc ấy được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ lối chơi có thể lực và chiến thuật. Còn đội tuyển Hải Phòng cũng chẳng hề kém cạnh với thủ môn Coóng; Te, Đức, Pố, Túc... Chung cuộc đội tuyển PhnomPenh giành thắng lợi trước Hải Phòng. Và cũng từ đó, sân Hàng Đẫy trở thành "địa chỉ đỏ" của thể thao miền Bắc nói chung và thể thao Hà Nội riêng. Bên cạnh các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, Đại hội TDTT Hà Nội... sân Hàng Đẫy là điểm đến hàng đầu của làng cầu Việt, từ giải bóng đá Quân đội các nước XHCN, đến Tiger Cup 1998, SEA Games 22 năm 2003 sau này dù đã có sân Quốc gia Mỹ Đình. “Trong ký ức của những người yêu bóng đá, Tiger Cup 1998 là một hoài niệm không bao giờ quên, nơi sân vận động Hàng Đẫy kín chỗ ngồi, không còn một chỗ trống. Nơi các cầu thủ thế hệ Việt Hoàng, Sỹ Hùng, Hồng Sơn đè bẹp đối thủ lớn Thái Lan 3-0 và đặc biệt là trận chung kết đầy tiếc nuối năm đó giữa đội tuyển Việt Nam – Singapore. Kết quả chung cuộc chúng ta chỉ dành được huy chương Bạc, còn đối thủ lên ngôi vô địch”, ông Minh chia sẻ. Theo ông Minh, hàng Đẫy không chỉ là nơi các đội tuyển quốc gia thi đấu, mà còn là đại bản doanh của nhiều đội bóng lừng danh của Hà Nội một thời như: Thể Công; Công an Hà Nội, Tổng cục Đường sắt và sau này là những câu lạc bộ Hòa Phát, Hà Nội ACB... Giai đoạn đỉnh cao, vào mùa giải 2011, sân Hàng Đẫy là sân nhà của 4 đội bóng chuyên nghiệp là Hà Nội T&T, Hà Nội ACB, CLB Hà Nội và Hòa Phát Hà Nội. Từ đó đến nay, các câu lạc bộ Hà Nội FC, Viettel thường xuyên chọn sân vận động này là sân nhà. Sân vận động chỉ có 2 khán đài Mặt sân cỏ sân Hàng Đẫy cũng được thay mới và được đánh giá là mặt sân cỏ tốt nhất hiện nay Trong suốt lịch sử dài đến 60 năm, sân Hàng Đẫy đã nhiều lần được sửa chữa, nâng cấp nhằm hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Vào thập niên 90 nhằm phục vụ cho Tiger Cup 1998, sân được cải tạo, nâng cấp hệ thống chiếu sáng mới hiện đại; chỉnh sửa mặt sân, thay cỏ; lắp ghế ngồi, đồng hồ điện tử, bảng điện tử; mở rộng và nâng sức chứa lên hơn 3 vạn chỗ ngồi. Năm 2017, công trình này cũng được nâng cấp lần nữa với số kinh phí hơn 10 tỷ đồng sau khi TP.Hà Nội quyết định giao sân cho đội bóng Hà Nội T&T. Ông Minh cho biết thêm, trải qua thời gian, nhiều lần cải tạo, nâng cấp nhưng đến nay sân vận động có sức chứa 22.500 chỗ ngồi vẫn giữ nguyên được kiến trúc, hình hài ban đầu. Sân vận động Hàng Đẫy chỉ có hai khán đài A,B “Tuy nhiên có một điều ít người biết đến là sân Hàng Đẫy chỉ có hai khán đài A,B, không có thêm khán đài C,D như một số sân vận động khác. Lý do dẫn đến yếu tố đặc biệt này là do trước đây lòng sân vận động chỉ dài 360m nhưng về sau khi cải tạo các lãnh đạo muốn lòng sân dài 400m cho theo tiêu chuẩn quốc tế. Cũng chính vì vậy, lòng sân được đẩy sang bên khu vực gôn, ăn vào khu vực khán đài và không có khán đài C,D như hiện nay”, ông Minh kể. Ông Nguyễn Quốc Hội – Chủ tịch CLB Hà Nội cho hay, năm 2017, sân Hàng Đẫy tiếp tục được nâng cấp, cải tạo chống lún, nứt ở khán đài B; lắp thêm ghế ngồi mới; sửa sang lại một số phòng chức năng. Mặt sân cỏ sân Hàng Đẫy cũng được thay mới và được đánh giá là mặt sân cỏ tốt nhất hiện nay. Ở trận Hà Nội- SLNA và Hà Nội – HAGL, khán đài sân Hàng Đẫy đều chặt kín người nhưng vẫn đảm bảo an toàn, nên đủ tiêu chuẩn để tổ chức trận Việt Nam – Campuchia. Phối cảnh thiết kế dự kiến của tổ hợp thể thao Hàng Đẫy. Năm 2018, Tập đoàn T&T công bố kế hoạch đập bỏ và xây mới lại toàn bộ sân Hàng Đẫy với kinh phí lên đến 250 triệu euro (khoảng hơn 7 ngàn tỷ đồng). Tập đoàn Bouygues (Pháp) đã nhận được nhận gói thầu này và bất đầu thi công từ Quý IV/2018. Theo thiết kế, sân Hàng Đẫy mới có 4 tầng hầm, 2 tầng nổi và khán đài tạo thành quần thể văn hoá thể thao và dịch vụ, thay vì chỉ phục vụ cho thể thao như hiện tại. Sân Hàng Đẫy mới dự kiến không còn đường piste, có sức chứa 2 vạn khán giả, có mái che theo tiêu chuẩn FIFA. Đặc biệt, sân thi đấu bóng đá được đặt ở tầng nổi thứ 2, phía trên một loạt công trình dịch vụ, văn hoá như rạp chiếu phim, trung tâm tổ chức sự kiện… Nghe xong câu nói đầy tấm chân tình của ông Tô Hiền, Hồng Sơn và các đồng đội một lần nữa lên dây cót tinh thần, thi... Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .