Công ty Thiết kế web

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên: Những bất cập cần sửa đổi

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 4/5/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Tiền đề quy hoạch, quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên

    * Hiện có những quy định nào về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) giảng viên, bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giảng viên, thưa ông?

    - Thực hiện Luật Viên chức năm 2010 và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; liên Bộ GD&ĐT và Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định mã số và tiêu chuẩn CDNN viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập; Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn thực hiện bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDĐH công lập.

    [​IMG]
    TS Nguyễn Hải Thập - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQLGD (Bộ GD&ĐT)

    Về cơ cấu CDNN viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, Khoản 16 Điều 2 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 45 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ:

    “Xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đội ngũ viên chức; phân công, phân cấp quản lý viên chức; hướng dẫn phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp…”.

    Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành, địa phương quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo CDNN và số lượng người làm việc theo phân công, phân cấp và theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDĐH công lập. Dự thảo đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để xin ý kiến rộng rãi và đang tiếp tục xin ý kiến để hoàn thiện ban hành văn bản trong thời gian sớm nhất.

    * Cho đến thời điểm này, những quy định trên có ý nghĩa, vai trò và ảnh hưởng thế nào đối với các viên chức giảng dạy ĐH?

    - Việc ban hành các thông tư liên tịch nói trên là một trong những yếu tố quan trọng làm tiền đề để quy hoạch, quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên; đồng thời, là cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên; giúp cho các cơ sở GDĐH rà soát lại tổ chức bộ máy và xác định vị trí việc làm trong đơn vị. Đồng thời, giúp cho từng giảng viên hiểu rõ hơn các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng CDNN để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ bản, cần thiết theo yêu cầu, vị trí công việc đang đảm nhiệm.

    Việc ban hành các thông tư liên tịch đã giải quyết được những bất hợp lý có liên quan tới viên chức là giảng viên của các cơ sở GDĐH (ngạch viên chức trước đây và hạng CDNN theo Luật Viên chức) và góp phần giải quyết kịp thời về chế độ chính sách cho đội ngũ. Cụ thể: Năm 2017, Bộ GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi thăng hạng Giảng viên chính (hạng II) và Giảng viên cao cấp (hạng I) cho giảng viên các trường ĐH, CĐ trong cả nước với 3.179 người tham dự kỳ thi Giảng viên chính (hạng II) và 58 người tham dự kỳ thi Giảng viên cao cấp (hạng I).

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Không ít bất hợp lý

    * Ông có thể đánh giá sơ bộ tình hình triển khai quy định về tiêu chuẩn CDNN giảng viên, bổ nhiệm và xếp lương CDNN giảng viên của các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở GDĐH công lập hiện nay?

    - Căn cứ các quy định tại Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở GDĐH công lập đã phổ biến tới các đơn vị và toàn thể cán bộ, viên chức, thực hiện bổ nhiệm và xếp lương CDNN cho đội ngũ giảng viên theo quy định. Song song với đó, để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn CDNN theo quy định, các cơ sở GDĐH đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN cho đội ngũ và có cơ chế hỗ trợ viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng.

    Tính đến hết năm 2018, có 46 trường ĐH, CĐ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn CDNN viên chức ngành Giáo dục, đã tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ giảng viên cao cấp (hạng I) cho 820 người; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ giảng viên chính (hạng II) cho 5.303 người; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ giảng viên (hạng III) cho 262 người.

    * Quá trình triển khai thực hiện Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV có gặp khó khăn, bất cập gì khi có những thay đổi về chính sách và đòi hỏi của thực tiễn? Hướng giải quyết ra sao, thưa ông?

    - Thông tư liên tịch 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định viên chức giảng dạy được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh PGS thì được bổ nhiệm vào CDNN Giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 không phân biệt viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp Giảng viên chính (hạng II) hay Giảng viên (hạng III).

    Quy định này thể hiện chính sách đãi ngộ đặc biệt của Nhà nước đối với các giảng viên được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh PGS; có tác dụng tích cực tạo động lực khuyến khích các giảng viên ĐH, nhà nghiên cứu phấn đấu tốt hơn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; số lượng nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tăng lên rõ rệt.

    Tuy nhiên, trong thực tế việc triển khai quy định này cũng còn không ít bất hợp lý. Ví dụ, một nhà giáo có thâm niên công tác 30 năm, có nhiều cống hiến, đang ở bậc lương 6,1 của CDNN giảng viên chính (hạng II) và một giảng viên trẻ, mới vào nghề, có hệ số lương 3,33 của CDNN giảng viên (hạng III), khi cùng được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS thì sẽ được bổ nhiệm CDNN giảng viên cao cấp (hạng I) và cùng xếp hệ số lương 6,2.

    Do vậy, để phù hợp với tình hình thực tiễn, quá trình công tác, cống hiến của các giảng viên cần xem xét, điều chỉnh các quy định về bổ nhiệm và xếp lương đối với các giảng viên được công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh PGS.

    Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khiến quy định tại các Thông tư liên tịch số 36, số 28 không còn phù hợp; cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật hiện hành.

    Có thể kể đến: Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH; Nghị định 161/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 37/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS.

    * Xin cảm ơn ông!

    Trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, viên chức được phân loại theo 4 cấp độ từ cao xuống thấp là: Chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV, gần tương đương với 4 ngạch công chức là cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Tuy nhiên, do mức độ, tính chất hoạt động nghề nghiệp riêng biệt nên giữa các hạng chức danh nghề nghiệp có sự phân biệt rõ rệt về trình độ, năng lực nghề nghiệp. Vì vậy, đối với giảng viên cơ sở GDĐH có 3 hạng: Hạng 1, hạng 2, hạng 3.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này