Tìm hiểu các thông tin về Sở tư pháp TPHCM Sở tư pháp tphcm tính đến tháng 3/2021 đã thành lập được 39 năm và trải qua nhiều giai đoạn đổi mới của thành phố. Giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của TPHCM. 1. Nhiệm vụ và quyền hạn Sở tư pháp có các nhiệm vụ gồm: Trình lên UBND tỉnh các dự thảo, văn bản, quyết định, kế hoạch, cải cách,...thuộc lĩnh vực tư pháp. Trình trực tiếp lên chủ tịch UBND tỉnh các văn bản, quyết định, văn bản cần phê duyệt thuộc lĩnh vực tư pháp và công tác thi hành pháp luật. Tham gia và phối hợp xây dựng, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật. Theo dõi công tác thi hành pháp luật, lập báo cáo tổng hợp. Kiểm tra và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật thông qua các công tác rà soát, kiểm tra và tổng hợp. Kiểm soát các thủ tục hành chính như hướng dẫn, cho ý kiến về thủ tục hành chính, nghiên cứu, đề xuất phương án liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính. Sở tư pháp tphcm đã trải qua 39 năm hoạt động. Phổ biến và giáo dục kiến thức pháp luật chuyên môn cho cán bộ, hòa giải ở cơ sở. Xử lý các vấn đề quốc tịch, hộ tịch, chứng thực và nuôi con nuôi. Tiếp nhận, xử lý và lập lý lịch tư pháp. Công tác bồi thường nhà nước, cung cấp thông tin và hướng dẫn người bị thiệt hại làm thủ tục nhận bồi thường. Trợ giúp pháp lý đối với các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Quản lý danh sách luật sư địa phương và tư vấn pháp luật với các tổ chức hành nghề luật. Các công tác liên quan đến công chứng. Theo dõi, đánh giá, cấp giấy hành nghề giám định tư pháp. Tổ chức quy hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ về đấu giá tài sản. Trọng tài thương mại. Đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến quyền sử dụng đất. Công tác pháp chế. Quản lý công tác thi hành pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc thực hiện theo quy định pháp luật. Để thực hiện mục tiêu lớn thì mỗi cán bộ làm việc tại Sở tư pháp cần thực hiện những nhiệm vụ được đề ra nhằm hoàn thiện năng lực trong quá trình làm việc. Duy trì thực hiện các nhiệm vụ được giao, tuân thủ pháp luật để làm tấm gương cho nhân dân, đoàn kết nâng cao sức mạnh tập thể, chăm chỉ làm việc và rèn luyện tính sáng tạo năng động, chí công vô tư,... Đây là những phẩm chất cần có của mỗi cán bộ công tác tại Sở tư pháp. >>>>> xem giá thuê phòng họp quận 2 theo giờ Sở tư pháp đã góp công lớn tạo nên bộ máy pháp luật vững mạnh. 2. Cơ cấu tổ chức của Sở tư pháp Ban giám đốc giữ vai trò đầu tàu, chịu trách nhiệm quản lý và phân bổ các nhiệm vụ. Ban giám đốc gồm Giám đốc và có tối đa 3 Phó giám đốc. Các phòng ban: Văn phòng Sở Phòng tổ chức Thanh tra sở Phòng kiểm tra văn bản Phòng văn bản pháp quy Phòng công tác thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm pháp luật Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật Phòng hộ tịch, quốc tịch Phòng lý lịch tư pháp Phòng bổ trợ tư pháp Các phòng công chứng số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7; Trung tâm thông tin và tư vấn công chứng; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. 3. Những nhiệm vụ của sở tư pháp được thay đổi Bổ sung Công tác hòa giải thương mại. Thừa phát lại. Doanh nghiệp quản lý. Quản tài viên. Thanh lý tài sản và hành nghề quản lý. Đăng ký biện pháp bảo đảm và dịch vụ công thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Các phòng chức năng tham mưu. >>>>> Chỗ ngồi làm việc theo ngày giá rẻ quận 2 Trong những năm qua, cán bộ công tác không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân. Giảm bớt Kiểm soát về thủ tục hành chính. Xây dựng quy ước, hương ước cộng đồng dân cư. Tổ chức các cuộc lấy ý kiến của người dân về dự án pháp lệnh và pháp luật. 4. Địa chỉ liên hệ sở tư pháp tp hcm, giờ làm việc Dia chi so tu phap tphcm liên hệ trực tiếp tại số 141-143 đường Pasteur, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại kết nối từ xa: (+028) 38 29 70 52 Số Fax: (+848) 38 24 31 55 Website truy cập: www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn Địa chỉ email: stp@tphcm.gov.vn Thoi gian lam viec cua so tu phap tp hcm: Từ thứ 2 đến thứ 6 buổi sáng từ 07h30 - 11h30, chiều từ 13h00 - 17h00. Thứ 7 từ 07h30 - 11h30 và chỉ làm việc buổi sáng. 5. Ý nghĩa của ngành Tư pháp Việt Nam Xây dựng pháp luật Có sự đóng góp to lớn vào việc soạn thảo các văn bản hiến pháp qua từng thời kỳ. Qua đó tạo nên nền tảng pháp lý từng bước hoàn thiện bộ máy pháp luật của nước Việt Nam. Với chủ trương xây dựng chính quyền nhân dân, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân từ đó đề ra các bộ luật thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống, văn hóa,... Song song đó cũng đề ra các luật để đảm bảo mỗi người dân thực hiện đúng nghĩa vụ công dân của mình để cùng với các cơ quan chính quyền xây dựng một đất nước văn minh hiện đại và không ngừng tiến bộ. Những cuộc họp thường niên đề ra những nhiệm vụ quan trọng. Phổ biến vào giáo dục pháp luật Sở tư pháp thường xuyên phổ cập kiến thức pháp luật cho các cơ quan địa phương và nhân dân để nhận được sự thấu hiểu và tin tưởng đối với chính quyền các cấp. Việc giáo dục kiến thức pháp luật cũng là công tác không thể thiếu trong việc xây dựng nhà nước dựa trên sức mạnh đoàn kết của người dân cả nước. Thế nên, mỗi người dân đề có nghĩa vụ và quyền lợi khi thực hiện đúng các quy định mà pháp luật đề ra. Quản lý về mặt tổ chức các tòa án địa phương Sau khi đất nước thống nhất, tổ chức tòa án đã có sự thay đổi. Các phiên tòa được quy định mới tuân theo pháp luật và dân chủ. Các cấp xét xử từ phiên tòa sơ cấp, phiên tòa đệ nhị cấp và tòa thượng phẩm. Các bị can có quyền được bào chữa. Nhân dân có quyền tố tụng. Ngoài ra, Sở tư pháp còn tham gia đào tạo đội ngũ công tố viên, thẩm phán, dự thẩm, tư pháp công an,... Đảm đảo mọi xét xử đều được thực hiện nghiêm minh để tạo lòng tin đối với nhân dân và củng cố uy tín của bộ máy pháp luật.