Công ty Thiết kế web

TÌM HIỂU VỀ GIA CÔNG CỨNG

Thảo luận trong 'Các loại sản phẩm/dịch vụ khác' bắt đầu bởi MaiAnhrotecvn, 28/3/22.

  1. MaiAnhrotecvn

    MaiAnhrotecvn Member

    Trong số những công nghệ gia công tiên tiến, chúng ta không thể không nhắc tới gia công cứng. Vậy gia công cứng là gì?

    Gia công cứng (hiểu theo nghĩa gia công vật liệu cứng) là một công nghệ mới được áp dụng để gia công các vật liệu có độ cứng trong khoảng từ 45-75 HRC, sử dụng các dụng cụ có lưỡi cắt, có hình dáng và thông số hình học xác định để gia công.

    Hiểu theo nghĩa rộng, gia công cứng là gia công các vật liệu có độ cứng trên 45 HRC, và thường được quan tâm nhiều nhất là các vật liệu có độ cứng từ 58-60 HRC. Đối tượng trong gia công cứng bao gồm các loại hợp kim có độ cứng khác nhau, thép dụng cụ, thép cứng, siêu hợp kim, thép thấm ni tơ và được phủ crom và các chi tiết được chế tạo bằng phương pháp luyện kim bột. Gia công cứng chủ yếu được dùng để gia công tinh và bán tinh các chi tiết máy nhằm đạt được độ chính xác về kích thước, hình dáng và chất lượng bề mặt.

    Gia công cứng được giới thiệu rộng rãi vào khoảng giữa năm 1980 với phương pháp gia công đầu tiên là tiện cứng. Kể từ đó đến nay gia công cứng đã có những bước phát triển đáng kể với nhiều phương pháp gia công khác nhau như: phay cứng, dao cứng, chuốt cứng và nhiều phương pháp gia công cứng khác. Ngày nay, với các máy công cụ có độ cứng vững cao, sử dụng các loại vật liệu siêu cứng để làm phần cắt của dụng cụ, thân dụng cụ được thiết kế đặc biệt đã cho phép gia công cứng được thực hiện một cách dễ dàng và áp dụng khá phổ biến trong gia công cắt gọt.

    Thường thì mài là phương pháp gia công các vật liệu cứng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, có thể dùng phương pháp gia công cứng (tiện cứng, phay cứng, doa cứng) để thay cho phương pháp mài. Tiện cứng là phương pháp gia công cứng đầu tiên được ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Người ta dùng tiện cứng để thay cho mài khi gia công các bề mặt lắp ghép của bánh răng, ổ bi bằng cách sử dụng dao tiện gắn mảnh cắt được làm từ Nitrit Bo lập phương tinh thể (Polycrystalline Cubic Boron Nitride – PCBN).

    Thép cứng là một đối tượng gia công điển hình trong gia công cứng, chiều sâu của lớp cứng trên bề mặt thường lớn hơn 1 mm, giúp nâng cao khả năng chịu mài mòn của chi tiết máy. Thép cứng thường được dùng để chế tạo bánh răng, trục, trục cam, trục khuỷu, chạc các đăng… Đây là các chi tiết yêu cầu phải có cơ tính tổng hợp tốt, bề mặt phải cứng và chống mài mòn tốt, nhưng trong lõi phải dẻo dai để có khả năng chịu va đập tốt.

    Ngày này gia công cứng đã có nhiều sự phát triển, với nhiều phương pháp gia công khác nhau và có nhiều công trình nghiên cứu về gia công cứng. Tuy nhiên, gia công cứng không thể thay thế hoàn toàn cho mài. Trong thực tế gia công có một số trường hợp cần sử dụng hai phương pháp này để bổ sung cho nhau. Vì vậy, các máy hiện đại dùng cho gia công cứng thường được trang bị trục mài để vừa có thể gia công cứng vừa có thể mài.

    rong hình trên mô tả một cụm lắp trong ô tô, cụm lắp này gồm chi tiết trục (supporting shaft) và mặt bích (cast iron flange) được lắp ghép với nhau. Chi tiết trục có độ cứng từ 48-50 HRC, chi tiết mặt bích có độ cứng 42 HRC. Yêu cầu của cụm lắp là mặt bích phải vuông góc với đường tâm trục. Sau khi lắp ghép cụm lắp này được gia công trên máy EMAG VSC, trục được tiện bởi mảnh dao PCBN, mặt bích được tiện bởi mảnh dao bằng gốm và sau đó được mài bằng đá mài.

    Trên đây là những chia sẻ của Rotec về công nghệ gia công cứng, nếu quý doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm máy cơ khí của Rotec vui lòng liên hệ

    CÔNG TY TNHH ROTEC VIỆT NAM

    · Địa chỉ trụ sở chính: Số 3, Ngõ 240, Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

    · Chi nhánh miền Nam: Lô E17, KDC Valencia Riverside, 1000 Nguyễn Duy Trinh, Quận 9, HCM

    · Hotline: 024.6292.4689

    · – Miền Bắc: 0967 706 268 – 0961 606 268

    · – Miền Nam: 0971 506 268
     

trang này