Hệ thống quản lý chất lượng công trình được tạo ra nhằm đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng. Vậy quá trình quản lý chất lượng cần đáp ứng nguyên tắc nào? Hệ thống quản lý chất lượng công trình là một tập hợp các chính sách, quy trình và quy tắc được thiết kế nhằm đảm bảo công trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn về chất lượng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thi công nhằm đảm bảo về quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và chất lượng vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng. 7 nguyên tắc cần nắm để quản lý chất lượng công trình hiệu quả Một hệ thống quản lý chất lượng công trình hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Sự tập trung vào khách hàng Hệ thống quản lý chất lượng công trình cần đảm bảo sự hài lòng của khách hàng bằng cách hiểu và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của họ. 2. Lãnh đạo Sự cam kết của lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả trong việc quản lý chất lượng công trình. 3. Tham gia của toàn bộ nhân viên Tất cả nhân viên trong công ty cần tham gia vào quá trình quản lý chất lượng công trình, thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy trình và quy định kỹ thuật được đề ra. 4. Phương pháp tiếp cận quản lý quy trình Hệ thống quản lý chất lượng công trình cần áp dụng phương pháp tiếp cận quản lý quy trình, từ việc lập kế hoạch, triển khai đến kiểm soát và cải tiến quy trình. 5. Kế hoạch cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất lượng công trình cần đảm bảo sự cải tiến liên tục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nắm bắt cơ hội mới và đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. 6. Thực hiện quản lý dựa trên các bằng chứng Việc quản lý chất lượng công trình cần được thực hiện dựa trên các bằng chứng và dữ liệu cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra đánh giá hiệu quả và từng bước cải tiến các quy trình quản lý. 7. Thực hiện quản lý hướng đến mục tiêu Hệ thống quản lý chất lượng công trình cần được xây dựng hướng đến các mục tiêu cụ thể, nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, quy định kỹ thuật và các yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá, lựa chọn và thiết lập các mối quan hệ dài hạn với nhà cung cấp nhằm kiểm soát tối ưu về chi phí nguyên vật liệu.