Ngày 2-7, Bệnh viện (BV) Đa khoa Trung tâm Tiền Giang đã đưa vào hoạt động Đơn vị Tim mạch can thiệp. Đây là kết quả từ chương trình chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD). GS-TS-BS Trương Quang Bình, Giám đốc Trung tâm tim mạch, Phó Giám đốc BV ĐHYD, chia sẻ: “Bệnh xơ vữa động mạch là mặt bệnh phổ biến nhưng có nguy cơ cao để lại những biến chứng trầm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Trong đó, hai bệnh lý này cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh các rủi ro, biến chứng cho người bệnh. Để làm được điều đó, chúng ta cần phát triển lĩnh vực tim mạch học can thiệp. Ở khu vực phía Nam, BV ĐHYD đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật đến các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ…”. Các bác sĩ đang thực hiện một ca can thiệp tim mạch. Ảnh: NP Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đánh giá việc thành lập Đơn vị Tim mạch can thiệp tại Tiền Giang sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí đi lại, các BS có thể tranh thủ “thời gian vàng” để xử lý kịp thời. Đây là bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ở tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận. Trong giai đoạn tiếp theo, UBND tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư hoàn chỉnh BV Đa khoa tỉnh 1.000 giường cũng như cơ sở hạ tầng y tế khác. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực để tiếp nhận chuyển giao từ các cơ sở y tế đầu ngành. Tim mạch can thiệp là một trong những kỹ thuật điều trị tiên tiến, xâm lấn tối thiểu để điều trị nhiều bệnh lý về tim mạch. Người bệnh chỉ cần gây tê tại chỗ, không cần gây mê nên vẫn tỉnh táo và không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện và có thể về nhà sau 1-2 ngày. Khi thực hiện kỹ thuật này, thông qua ống thông luồn vào động mạch quay vùng cổ tay hoặc động mạch đùi, các BS sẽ đưa bóng nong động mạch vành bị hẹp, sau đó đặt stent giúp máu lưu thông lại bình thường và ngăn ngừa hẹp tái phát. Kỹ thuật tim mạch can thiệp có thể thực hiện cấp cứu cho người bệnh nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành hoặc bệnh mạch vành mạn tính khi mạch vành bị hẹp một phần, hẹp nhiều đoạn hoặc nhiều nhánh với khả năng thành công cao nếu bệnh nhân đến sớm và chẩn đoán chính xác. Lấy ra búi tóc gần nửa kg trong bụng bệnh nhi 10 tuổi (PLO)- Gia đình bệnh nhi cho biết bệnh nhi thích ăn tóc từ năm 3 tuổi, đến 8 tuổi thì ngưng. Gần đây bé thường xuyên nôn ói, thể trạng rất gầy. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .