Tốc Độ Triển Khai Xây Dựng Đường Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 1. Vì Sao Dự Án Hơn 10 Năm Mới Được Thực Hiện? 1.1. Định Hướng Phát Triển Du Lịch Mới Của Tỉnh BR-VT từ nhiều năm nay vẫn được xem là thủ phủ du lịch biển. Nơi đây có đường bờ biển dài và nhiều bãi biển đẹp. Đi kèm đó là các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Du khách đến thành phố Vũng Tàu chủ yếu từ TPHCM. Vì họ thường có kế hoạch nghỉ ngơi cuối tuần và Vũng Tàu là sự lựa chọn mang tính thuận tiện. Thế nên việc xây dựng tuyến đường Biên Hòa – Vũng Tàu cũng giúp lộ trình di chuyển của du khách được rút ngắn đi. Thêm nữa, khi sân bay quốc tế Long Thành hoàn thành và đưa vào hoạt động, thì tuyến cao thống Biên Hòa – Vũng Tàu cũng chia sẻ bớt gánh nặng lưu thông với quốc lộ 51 – tuyến quốc lộ kết nối trực tiếp với sân bay. 1.2. Kinh Tế Có Sự Đổi Mới Về Nhiều Mặt Vũng Tàu chủ trương tập trung phát triển kinh tế ở 4 lĩnh vực quan trọng. Đó là công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và công nghệ cao. Bốn ngành này được xem là trụ cột kinh tế thúc đẩy sự phát triển toàn diện. Một tỉnh có sự phát triển về kinh tế không thể không quan tâm đến vấn đề hạ tầng giao thông. Việc lưu thông thuận lợi và nhanh chóng sẽ giúp các hoạt động vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu diễn ra dễ dàng. >>>> Các dự án nghỉ dưỡng ven biển tỉnh BR-VT Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án mang tính quốc gia tác động đến sự thay đổi khu vực. 1.3. Chia Sẻ Gánh Nặng Lưu Thông Cho Các Tuyến Đường Cao Tốc Khác Tuyến quốc lộ 51 thuộc địa phận tỉnh BR-VT luôn trong tình trạng ùn tắc, không có sự phân chia làn đường rõ ràng. Dẫn đến việc xe máy và các container xảy ra sự xung đột về làn lưu thông, dễ dẫn đến tai nạn. Ngoài ra, việc phát triển kinh tế ở các ngành công nghiệp nông nghiệp và du lịch cũng đi kèm với yêu cầu về hoạt động vận chuyển. Càng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế thì các tuyến cao tốc kết nối đến tỉnh cũng càng có nhu cầu thực hiện xây dựng cao. Tuyến cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng lưu thông cho các phương tiện đến Bà Rịa Vũng Tàu từ nhiều tỉnh thành. 2. Thông Tin Chi Tiết Về Dự Án Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu Chủ đầu tư: Tổng công ty Sông Đà, tổng công ty IDICO và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Tổng chiều dài của tuyến cao tốc là 77,8 km. Gồm ba phần: tuyến đường cao tốc có chiều dài 66km, phần tuyến đường trong đô thị dài khoảng 2,8km, phần tuyến đường theo quy mô II được xây dựng dài khoảng 8,8km. Tuyến cao tốc kết nối qua các điểm: Biên Hòa – Phú Mỹ – đường Ven Biển TP Vũng Tàu – quốc lộ 51C – quốc lộ 51 (nối đến cảng Cái Mép – Thị Vải). Thiết kế tuyến đường gồm 6 làn xe với vận tốc cho phép từ 100-200km/h. >>>>> Dự án nổi bật tại khu vực Hồ Tràm Đường cao tốc kết nối nhiều khu vực trọng điểm phía nam. Lộ trình triển khai thực hiện xây dựng dự án: Bắt đầu với việc giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng tuyến cao tốc. Quy mô giải phóng mặt bằng thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai có diện tích hơn 273ha và tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hơn 240ha. Từ năm 2019-2020, lãnh đạo tỉnh BR-VT trình Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Sau đó đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư uy tín, tiến hành thi công xây dựng tuyến cao tốc trong giai đoạn từ 2021-2025. Giai đoạn thi công gồm 2 giai đoạn: tuyến từ TP Biên Hòa ( tỉnh Đồng Nai) kết nối thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dài 46,8 km và tuyến đường từ thị xã Phú Mỹ đến TP Vũng Tàu dài 31km.