Công ty Thiết kế web

Top phần mềm tối ưu hóa máy tính miễn phí tốt nhất hiện nay (4/2018)

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 16/2/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Trang công nghệ Techradar vừa giới thiệu các phần mềm tùy chỉnh tốt nhất giúp hệ điều hành Windows đạt hiệu suất cao hơn và quan trọng là hoàn toàn miễn phí.


    Theo thời gian, ổ đĩa cứng tích lũy nhiều loại dữ liệu không cần thiết, làm máy tính chạy chậm đi một chút. Công cụ tối ưu hóa không thể giải quyết sự lỗi thời về phần cứng (cần bổ sung thêm RAM hay ổ SSD), nhưng nếu sự chậm lại có liên quan đến phần mềm, chúng có thể sẽ giúp ích cho bạn nhiều điều.

    Thêm một lưu ý quan trọng khác: Bạn vẫn có thể tối ưu hóa máy tính bằng các công cụ bảo trì hệ thống mà Windows tích hợp sẵn, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, hãy sử dụng phần mềm để quá trình dọn dẹp diễn ra thuận tiện.

    1. Iolo System Mechanic


    Iolo System Mechanic loại bỏ tập tin rác và ứng dụng không cần thiết, khóa bloatware (ứng dụng bổ sung vào hệ điều hành từ nhà sản xuất) hay những cài đặt tự động chạy không mong muốn, làm sạch RAM và xóa các bản ghi, lịch sử trình duyệt cũng như bộ nhớ cache.

    Không chỉ làm sạch những nguồn tài nguyên hệ thống chính, phần mềm cũng loại bỏ các dấu vết của hoạt động duyệt web để bảo vệ quyền riêng tư.

    Một điểm khác biệt nữa: Bất cứ khi nào kiểm tra máy tính bằng Iolo System Mechanic, tốc độ sau đó được cải thiện đáng kể, đặc biệt là lúc khởi động.

    * Tải về Iolo System Mechanic

    2. IObit Advanced SystemCare


    Đây là phương pháp tiếp cận việc tối ưu hóa cho người dùng mới làm quen. Ứng dụng gồm 2 phiên bản: bản miễn phí dọn dẹp máy tính ở mức cơ bản, bản Pro hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao hơn, được cấp phép cho 3 máy tính và hỗ trợ kỹ thuật 24/7.

    Dù chọn bản miễn phí, giao diện phần mềm vẫn được thiết kế tốt, dễ sử dụng ngay cả với những người dùng chưa có kinh nghiệm. Nó cũng làm sạch các tập tin và thư mục không cần thiết, làm gọn registry (cơ sở dữ liệu) của Windows và sửa lỗi trên ổ cứng, tất cả được thực hiện thông qua một bảng điều khiển đơn giản.

    Điểm trừ của IObit Advanced SystemCare là đề nghị thêm các chương trình bổ sung trong quá trình cài đặt. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng từ chối khi chọn cài đặt tùy chỉnh.

    * Tải về IObit Advanced SystemCare

    3. Piriform CCleaner


    Đây là phần mềm đã có tuổi đời khá lâu. Một phần lý do cho sự phổ biến của nó là khả năng dọn dẹp các bộ phận trên máy tính mà nhiều công cụ miễn phí khác không thể.

    Phiên bản trả phí cho phép bạn thêm thời gian bảo vệ và lập kế hoạch dọn dẹp, nhưng bản trả phí cũng đã bao gồm các công cụ quan trọng như xóa tập tin tạm, xóa cache trình duyệt hay loại bỏ cookie không mong muốn.

    Nếu máy tính của bạn có vẻ chỉ chạy chậm đi thì đây là ứng dụng nên thử đầu tiên. Nó không cung cấp nhiều tính năng tiên tiến như những phần mềm tương tự Iolo System Mechanic, nhưng lại rất nổi tiếng về việc khắc phục máy tính bị chậm.

    * Tải về Piriform CCleaner

    4. Ashampoo WinOptimizer 2018


    Điểm nổi bật nhất của Ashampoo WinOptimizer 2018 là tính linh hoạt: bạn có thể quét tập tin rác, mục registry bị hỏng và cookie của trình duyệt chỉ bằng một cú nhấp chuột và xóa chúng với thêm một cú click nữa.

    Ngoài ra, bạn có thể chọn nút “Details” để xem lại từng kết quả quét máy tính. Phần mềm sẽ cung cấp một bản mô tả đầy đủ về từng vấn đề đã được xác định, giải thích chính xác nó là gì và tại sao bạn nên xem xét gỡ bỏ. Sau đó, bạn có thể đưa ra quyết định về việc xóa hoặc giữ lại.

    Ashampoo WinOptimizer 2018 cũng bao gồm một bộ mô đun hỗ trợ các công việc bảo trì thường xuyên như chống phân mảnh ổ cứng và tối ưu hóa quá trình khởi động.

    * Tải về Ashampoo WinOptimizer 2018

    5. Razer Cortex: Game Booster


    Nếu hệ thống gặp khó khăn khi chơi game, Razer Cortex: Game Booster có thể là câu trả lời. Phần mềm miễn phí hiện có sẵn cho Windows 7, 8 và 10 này sẽ tạm ngưng các quy trình hệ thống không cần thiết, xóa bộ nhớ và chống phân mảnh hệ thống để bạn đạt được hiệu suất trò chơi tốt nhất có thể.

    Tuy nhiên, vì chơi game là tác vụ yêu cầu phần cứng mạnh nên ứng dụng chỉ mang lại hình ảnh có phần mượt mà hơn chứ không thể tạo ra sự cải tiến vượt bậc về hiệu suất.

    * Tải về Razer Cortex: Game Booster

    Xem thêm:

    • Inter đưa vi xử lý Core i9 vào máy tính xách tay
    • Bkav: Hơn 139.000 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus đào tiền ảo mới
     

trang này