Công ty Thiết kế web

TP.HCM dồn tổng lực để không còn hộ nghèo

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 31/12/18.

  1. test

    test New Member

    TP.HCM dồn tổng lực để không còn hộ nghèo
    Chương trình xóa đói giảm nghèo do TP.HCM khởi xướng từ năm 1992 không chỉ trở thành chủ trương đúng đắn của TP, phù hợp với tiến trình phát triển nhanh, bền vững mà còn lan rộng trên cả nước.

    Trong suốt 26 năm, qua nhiều lần thay đổi tên gọi cũng như không ngừng nâng cao tiêu chí thu nhập, chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, TP.HCM đã đạt được những thành tựu quan trọng.

    Lập các tổ tự quản giảm nghèo bền vững

    Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP, cho hay 2016-2020 là giai đoạn TP.HCM thực hiện giảm nghèo bền vững, sử dụng song song giữa phương pháp đo lường nghèo theo thu nhập và năm chiều xã hội: giáo dục, y tế, việc làm và bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin.

    Theo ông Tấn, để có thể sâu sát với từng hộ nghèo, cận nghèo, một trong những nhân tố góp phần hoàn thiện kế hoạch trước hai năm là việc TP đã cho lập các tổ tự quản giảm nghèo bền vững.

    Trên địa bàn TP hiện có 3.200 tổ tự quản giảm nghèo bền vững, mỗi tổ quản lý trung bình 30-40 hộ dân. Tổ trưởng, tổ phó của những tổ tự quản giảm nghèo bền vững này từng nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo của những năm trước đó, giờ quay lại truyền đạt cách làm ăn, cách quản lý vốn cho người nghèo.

    “Ở cấp cơ sở mình có một đội ngũ sâu sát như vậy, người dân học hỏi lẫn nhau nên từ đó có ý chí vươn lên. Thành ra tổ tự quản giảm nghèo bền vững này góp phần rất lớn vào công tác giảm nghèo của TP” - ông Lê Minh Tấn nhìn nhận.

    Về vấn đề nhà ở, TP chủ trương xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, cơi nới thêm diện tích ở để bảo đảm điều kiện sống cũng như hỗ trợ tiền điện, nước, cung cấp nước sạch cho các hộ nghèo. Về tiếp cận thông tin, TP hỗ trợ thêm máy vi tính, điện thoại, Internet cho người dân... nhằm xóa đói thông tin cho người nghèo.

    [​IMG]

    Hai mẹ con cô Yến Kim Lan và em Thái Kim Chi (ngụ phường An Lạc, quận Bình Tân) đang chuẩn bị mía để ngày mai bán, đồng thời vẫn nhận giữ trẻ để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: LÊ THOA

    Thách thức trong hai năm tới

    Dù đã hoàn thành mục tiêu trước hai năm nhưng ông Tấn nhận định hai năm tới sẽ có những thách thức mới trong công tác giảm nghèo bền vững.

    “Trong giai đoạn 2019-2020, TP tiếp tục nâng chuẩn nghèo với mức thu nhập dưới 28 triệu đồng/người/năm là hộ nghèo; thu nhập 28-36 triệu đồng/người/năm là hộ cận nghèo. Cho nên hai năm tới là một thách thức lớn đối với TP, cũng như là thách thức lớn đối với hộ nghèo và cận nghèo” - ông Tấn nói.

    Kết thúc năm 2018, công tác giảm nghèo của TP đã đạt mốc quan trọng khi trong giai đoạn 2016-2018 có hơn 59.600 hộ nghèo vượt chuẩn nghèo và hơn 58.300 hộ cận nghèo vượt chuẩn cận nghèo. TP.HCM hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo TP, giai đoạn 2016-2020 trước thời hạn hai năm. ​

    Việc giảm nghèo đa chiều theo năm tiêu chí cơ bản cũng sẽ tiếp tục được duy trì. Trong đó chú trọng nhất vào vấn đề giáo dục, đào tạo nghề cho người lớn, đào tạo phổ thông cho trẻ em...

    “Cái ý chí vươn lên của người nghèo để thoát nghèo mới là cách bền vững nhất. Hôm nay Nhà nước hỗ trợ phương thức làm ăn bằng cách đưa ra cần câu chứ không cho con cá, giảm dần từ trợ cấp sang hỗ trợ; tác động về phương thức, cách thức, về thông tin, nắm bắt điều kiện sống để bà con tự vươn lên chứ không còn trông chờ, ỷ lại như trước đây, như vậy mới mong thoát nghèo bền vững” - ông Tấn nói.

    Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP, cũng đánh giá: Kết quả của chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2018 của TP.HCM đạt được như trên là kết quả thực chất.

    Theo bà Châu, trong quá trình thực hiện chương trình, Ủy ban MTTQ TP cũng luôn có những cách làm mới, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thiết thực như: Tổ chức các hội nghị bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo; hội nghị hướng nghiệp cho các em học sinh, sinh viên nhận học bổng Nguyễn Hữu Thọ để định hướng được ngành nghề, công việc phù hợp với khả năng, trình độ của mình; tổ chức trao tặng phương tiện sinh kế (máy may công nghiệp, máy làm nhang, xe Honda, vỏ lãi, lưới đánh cá,…) cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo;...

    Trên cơ sở kết quả khảo sát nhu cầu người nghèo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ VN các cấp của TP đã chủ động phối hợp và có nhiều hình thức vận động đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình địa phương như: Vận động các doanh nghiệp, các đơn vị hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo, người nghèo; đi vận động trực tiếp các công ty, xí nghiệp, đơn vị trên địa bàn; tổ chức đêm văn nghệ nghĩa tình, đi bộ đoàn kết vì người nghèo, bán đấu giá tranh thêu, tiệc buffet chay, phát động cán bộ, công chức ủng hộ một ngày lương, tiết kiệm qua phong trào nuôi heo đất…

    Trên hết, Ủy ban MTTQ VN TP.HCM đã chú ý xây dựng và nhân rộng các mô hình thiết thực về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.


    Mô hình giảm nghèo hiệu quả

    Các mô hình được Ủy ban MTTQ VN TP.HCM khen thưởng và nhân rộng trong thời gian qua:

    Mô hình “Tổ gia công hóa mỹ phẩm” của phường Phước Long A, quận 9. Mô hình này có 16 hộ thành viên, những thành viên tham gia làm việc 3-4 giờ/ngày, thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng. Những người tham gia làm việc 8 giờ/ngày sẽ thu nhập trên 6 triệu đồng/người/tháng. Đến nay đã có 10 hộ thoát nghèo và ra khỏi chương trình.

    Mô hình “Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có việc làm ổn định” của quận Bình Thạnh, tiếp xúc trực tiếp với các hộ nghèo bị ảnh hưởng do việc lập lại trật tự lòng lề đường. Từ đó quận đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ vốn, phương tiện làm ăn, phối hợp với Trường Nghiệp vụ nhà hàng TP, Trung tâm Giáo dục dạy nghề của quận... giới thiệu, tư vấn đào tạo, dạy nghề...

    Mô hình “Tổ hợp tác se nhang” ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã giải quyết nhu cầu lao động cho 120 người, trong đó có 12 hộ nghèo và 51 hộ cận nghèo với mức thu nhập trung bình 150.000-210.000 đồng/ngày/người.


    Những giải pháp căn cơ giảm nghèo đa chiều

    Một trong những nguyên nhân khiến công tác giảm nghèo của TP nhanh chóng thành công chính là các giải pháp, mô hình, cách làm đầy sáng tạo…

    Thiếu gì hỗ trợ nấy

    Chúng tôi đã đi tới từng hộ gia đình, xem từng hoàn cảnh sống để đề ra phương án giúp họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xem họ thiếu gì thì hỗ trợ nấy và hỗ trợ hết mình.

    Chúng tôi không chỉ chú trọng việc tăng thu nhập như trước đây mà còn hướng đến giảm nghèo đa chiều, chăm sóc, quan tâm cả đời sống tinh thần, sức khỏe y tế, nhu cầu về phương tiện ti vi, điện thoại,… cho người dân. Nếu thiếu về việc làm thì giới thiệu việc làm, thiếu học vấn thì hỗ trợ học nghề, học bổng đi học, nhà cửa xuống cấp thì nghiên cứu hỗ trợ sửa nhà,… Còn BHYT thì hộ nghèo, cận nghèo đều được cấp 100%. Làm sao để người lớn có việc làm, có phương tiện sinh kế, trẻ em được học hành…

    ĐINH THỊ LỤA, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân

    Chính quyền không buông những ai đã thoát nghèo

    Hiện phường An Lạc A còn 63 hộ cận nghèo, đây là con số không dễ gì có được sau gần hai năm cả phường phấn đấu. Vì vậy chúng tôi sẽ không buông bỏ vì bà con đã thoát hộ nghèo mà sẽ vẫn theo dõi, chăm lo thường xuyên, tùy theo hoàn cảnh của từng hộ.

    Hiện phường vẫn phân công các chi bộ đảng theo dõi hộ gia đình mà mình đã giúp họ thoát nghèo, xem họ có những xáo trộn nào xảy đến trong cuộc sống khiến cuộc sống khó khăn thì hỗ trợ ngay. Dĩ nhiên sắp tới khi TP nâng chuẩn nghèo lên thì phường sẽ có nhiều áp lực nhưng sẽ rà soát ngay những hộ nào có nguy cơ tái nghèo để dang tay cứu cánh kịp lúc.

    LÊ THỊ NGỌC DUNG, Bí thư, Chủ tịch UBND phường An Lạc A, quận Bình Tân

    CEP: Trợ vốn cho 3 triệu công nhân, lao động nghèo

    Nói về hiệu quả của chương trình trợ vốn giúp công nhân, lao động nghèo tại TP.HCM thời gian qua, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng Giám đốc CEP, chia sẻ: Hoạt động trọng tâm của CEP là tạo việc làm trong gia đình, tăng tỉ lệ con em công nhân, hộ nghèo đến trường.

    Theo bà Vân, cái mà CEP mang lại cho cộng đồng chính là sự hỗ trợ, động viên, chia sẻ để công nhân, hộ lao động nghèo đứng vững vượt qua khó khăn như các cú sốc gia đình về bệnh tật, lãi nặng do tín dụng đen. Trong đó, người lao động tự tạo việc làm mang lại thu nhập. Đối với chương trình học bổng, CEP đã hỗ trợ xe đạp, tập vở và các chi phí học tập. Cùng đó, chương trình trao BHYT cho hộ nghèo, công nhân diện KT3 chưa được tham gia mạng lưới BHYT toàn dân. Các hoạt động này cũng góp phần vào chương trình giảm nghèo tại TP.HCM.

    “Người nghèo đô thị dễ tổn thương khi rơi vào bệnh tật và họ tìm đến nguồn tín dụng đen như một cứu cánh trước mắt. CEP đã đồng hành bằng những khoản vốn vay vừa phải với thu nhập của công nhân và việc hoàn trả cũng là những khoản nho nhỏ đáp ứng được các nhu cầu bức bách và thiết yếu của hộ nghèo tại đô thị” - bà Vân nói.

    Ngoài chương trình vay vốn tạo việc làm, tăng thu nhập, người đứng đầu CEP thông tin thêm: Hiện CEP có nhiều modul phát triển cộng đồng với gói tài chính 20 tỉ đồng. Trong đó gồm chương trình trao học bổng cho con em lao động nghèo, qua quỹ học bổng này các em đã vào học đại học và quay lại làm nhân viên CEP.

    Với chương trình Mái nhà CEP, hằng năm đã xây và sửa 100 căn nhà trao tặng cho công nhân nghèo sinh sống trên kênh rạch, điều kiện sống thiếu thốn. Còn chương trình nâng cao nhận thức về cộng đồng gồm nhiều modul như quản lý vốn vay, nâng cao nhận thức về sức khỏe, tiết kiệm điện nước. Rồi chương trình cải tạo, bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trực tiếp tại cộng đồng như chương trình Chủ nhật CEP, đẩy lùi những u ám, nhếch nhác ở các khu dân cư…

    LÊ THOA - PHONG ĐIỀN

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này