Công ty Thiết kế web

TP.HCM và nhiều tỉnh, TP tiếp tục cách ly xã hội tới 22-4

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 16/4/20.

  1. test

    test New Member

    TP.HCM và nhiều tỉnh, TP tiếp tục cách ly xã hội tới 22-4
    Chiều 15-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Cách ly xã hội song song với quan tâm đến sản xuất

    Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 về cách ly xã hội đến hết ngày 22-4 đối các tỉnh, thành thuộc nhóm “có nguy cơ cao”. Cụ thể là TP.HCM, Hà Nội, Tây Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình.

    Thủ tướng nhấn mạnh thêm nhóm 12 địa phương “nguy cơ cao” này sẽ cách ly xã hội đến ngày 22-4 hoặc cũng có thể đến ngày 30-4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Thủ tướng cho hay cũng có thể trong phiên họp tới bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm.

    “Tuy là nhóm có nguy cơ cao nhưng nhóm này cũng cần quan tâm đến sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giao thông” - Thủ tướng nói.

    Với nhóm “có nguy cơ”, Thủ tướng yêu cầu kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22-4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22-4 tùy vào tình hình dịch bệnh. Nhóm này gồm 15 địa phương là Bình Dương, Thái Nguyên, Cần Thơ, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng...

    Đối với nhóm “nguy cơ thấp” gồm 36 địa phương còn lại, Thủ tướng yêu cầu các địa phương này tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

    Thủ tướng thống nhất với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia về phân loại ba nhóm nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm… Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng các nhóm này không phải là bất biến. Cuộc họp tới, Chính phủ sẽ xem xét, đánh giá và điều chỉnh phù hợp tùy theo diễn biến dịch bệnh.

    [​IMG]

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 chiều 15-4. Ảnh: VGP

    Các địa phương được quyết định theo tình hình thực tế

    Về công việc sắp tới, Thủ tướng giao UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương quyết định cụ thể việc thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp áp dụng cụ thể trên địa bàn của mình một cách phù hợp, nghiêm túc theo các cấp độ.

    Chủ tịch UBND các tỉnh, TP sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các dự án, công trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng lây nhiễm COVID-19. Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh chưa cần thiết, kể cả với nhóm nguy cơ và ít nguy cơ.

    Theo Thủ tướng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn quyết định việc có thể kéo dài thực hiện Chỉ thị 16 “nếu thấy rằng cần phải áp dụng mạnh mẽ chuyện này” trên địa bàn quản lý. Việc thực hiện cách ly xã hội có thể theo quy mô cấp xã, huyện, tùy theo nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn. Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch.

    Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục kéo dài chính sách kiểm soát xuất nhập cảnh như hiện nay cho đến ngày 30-4. Các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết cho những người Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu cấp thiết và hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nước. Cùng đó là duy trì cách ly tập trung bắt buộc đối với người từ nước ngoài vào Việt Nam.

    Hỗ trợ người lao động đang gặp khó

    Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến: Học trực tuyến, thanh toán trực tuyến; khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà. Các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và người đứng đầu các cơ quan nhà nước quyết định cụ thể việc này để đảm bảo công việc thông suốt, chất lượng, đúng kế hoạch, nhất là những công việc có thời hiệu, thời hạn.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị 15 và 16. Ông cũng yêu cầu xử nghiêm tình trạng đua xe, tụ tập đông người, không để bất cứ nhóm chống đối nào quậy phá, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm răn đe.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 63 đội phản ứng nhanh đối với 63 tỉnh, TP để khả năng ứng phó kịp thời hơn. Bộ GD&ĐT đề xuất kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên trong cả nước và kế hoạch thi cử, báo cáo Thường trực Chính phủ trên tinh thần đảm bảo an toàn cho học sinh.

    Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện ngay gói an sinh xã hội với tinh thần cứu đói như cứu hỏa, không thể để chậm trễ hơn vì người lao động đang rất khó khăn.


    TP.HCM giảm 88% ca nhiễm mới

    Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết so với 15 ngày trước khi thực hiện Chỉ thị 16, TP.HCM đã giảm 88% ca nhiễm mới. Điều đó cho thấy việc thực hiện giãn cách xã hội đã có hiệu quả rõ rệt và cuộc chiến chống đại dịch đã được nhân dân đánh giá cao.

    Ông Phong cũng nhìn nhận việc thực hiện cách ly xã hội cũng ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh tế nên đề xuất Chính phủ cho mở dần một số hoạt động thiết yếu, ít nguy cơ lây nhiễm và giao cho địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nếu vi phạm sẽ cho ngừng hoạt động ngay.

    Bên cạnh đó, chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề xuất Thủ tướng chỉ định một số sân bay tiếp nhận người Việt Nam từ vùng dịch trở về, thực hiện nghiêm việc xét nghiệm trở lại sau 14 ngày cách ly.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này