Công ty Thiết kế web

Triển vọng nghề nghiệp và việc làm: Chìa khóa là kỹ năng

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 10/9/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Thành công trong công việc hướng dẫn viên du lịch nhờ có kỹ năng tốt. Ảnh: INT


    Vậy, thế hệ trẻ cần phải thay đổi thế nào để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0? Báo Giáo dục và Thời đại đã có cuộc chia sẻ với PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQGHN) về vấn đề này.

    Thói quen tốt quyết định rất nhiều đến thành công

    - Thưa PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai cần chú trọng những yếu tố nào?

    - Trong một thời gian tương đối dài, giáo dục đại học ở Việt Nam chú trọng nhiều về trao truyền kiến thức cho sinh viên. Kiến thức đương nhiên vẫn rất quan trọng trong giáo dục đại học ngày nay, nhưng kiến thức chỉ là một trong số những thành tố tạo nên sự thành công của người học, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ “ngành – nghề” vốn mang tính hữu cơ một thời nay đã trở nên lỏng lẻo và hết sức tương đối trong xu hướng việc làm hiện nay.

    Bên cạnh kiến thức (Knowledge), người ta đã nói nhiều về hai thành tố khác là thái độ (Attitude) và kỹ năng (Skills), tạo thành mô hình (KASH) tương đối phổ biến trong quan điểm giáo dục những năm gần đây.

    Hiện nay, các chuyên gia giáo dục nói nhiều đến thành tố thứ tư là thói quen (Habits), tạo thành mô hình (KASH). Những thói quen tốt quyết định rất nhiều đến thành công của con người về lâu dài (từ thói quen đời thường là tập luyện đến thói quen đọc sách, học tập suốt đời…).

    Ở một số nền giáo dục tiên tiến ở Bắc Âu, người ta đang chú trọng đến xu hướng giáo dục thói quen thành công (Habits of Success) cho học sinh và sinh viên bởi họ tin rằng chỉ có thói quen thành công mới giúp con người thích ứng với mọi thay đổi về tri thức và nghề nghiệp. Bởi lẽ đó, sinh viên tốt nghiệp với K.A.S.H trong tay sẽ không chỉ đảm bảo sự tồn tại của mình trên thị trường lao động đầy tính cạnh tranh và biến đổi vô lường hiện nay, mà còn là cơ sở để thành công về lâu dài.

    Thường xuyên trau dồi tri thức mới

    [​IMG]

    PGS.TS Hoàng Anh Tuấn

    - Nhiều ý kiến cho rằng, không phải là công nghệ sẽ khiến cho người lao động thất nghiệp mà là do kĩ năng của họ không còn phù hợp nữa, quan niệm của PGS về vấn đề này như thế nào?

    - Trong bất kỳ một nền sản xuất nào, con người cũng đều đóng vai trò trung tâm của quy trình sản xuất đó. Kể cả nay mai khi trí tuệ nhân tạo (AI) và robot (Robotics) ngày càng thay thế nhiều hơn các vị trí việc làm thì con người vẫn là chủ thể điều hành mọi quy trình.

    Vì vậy, việc người lao động phải nhanh chóng thích nghi với yêu cầu của môi trường làm việc mới là hoàn toàn tự nhiên. Ví dụ như câu chuyện người lao động ở châu Âu thế kỷ XVIII buộc phải thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp và môi trường làm việc cơ khí lúc bấy giờ thay vì đập phá máy móc và công xưởng.

    Bởi lẽ đó, ý kiến nêu trên là có cơ sở nhất định, dù có thể nó chưa bao hàm toàn bộ các vấn đề nhân lực lao động của thời đại ngày nay, khi mà công nghệ ngày càng tinh xảo và mang tính kết nối cao hơn rất nhiều so với trước đây. Hệ các kỹ năng (Skills) đương nhiên là rất quan trọng.

    Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên cạnh các kỹ năng, người lao động cũng cần thường xuyên trau dồi tri thức mới, duy trì một thái độ tích cực với cuộc sống và công việc, cũng như hình thành những thói quen để thích ứng với mọi hoàn cảnh thay đổi… như thế ắt sẽ bảo đảm sự thành công trong bối cảnh nền sản xuất thay đổi cực nhanh trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Đảm bảo cho nhân lực lao động 4.0

    - Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục STEM được triển khai trong các nhà trường. PGS có nghĩ rằng phương pháp giáo dục mới này đủ để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt với những thay đổi công nghệ trong tương lai?

    - STEM (Science: Khoa học; Technology: Công nghệ; Engineering: Kỹ thuật; Mathematics: Toán học) là những ngành học đặc biệt quan trọng, được nói đến nhiều trong hệ thống giáo dục những năm qua. Trên thế giới, các nước có số lượng học sinh và sinh viên học các ngành STEM nhiều nhất hiện nay (số liệu tính đến năm 2016) đang lần lượt là Trung Quốc (4,7 triệu), Ấn Độ (2,6 triệu), Hoa Kỳ (0,568 triệu), Nga (0,561 triệu), Iran (0,335 triệu)… Nói như vậy để thấy vai trò của các ngành khoa học và công nghệ trong giáo dục thế kỷ XXI.

    Thế nhưng, cũng từ một vài năm trở lại đây, mô hình STEM đã được phân tích là thiếu sự cân đối. Người ta đang nói đến một mô hình hoàn thiện hơn và đầy đủ hơn, đảm bảo sự phát triển hài hòa về lâu dài cho nhân lực lao động, trong đó 4 thành tố nói trên cần được bổ sung thêm thành tố thứ năm là Arts (nghệ thuật – hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả tri thức về xã hội, nhân văn, đạo đức…). Theo đó, mô hình STEAM (hoặc STEMA) đang có xu hướng thay thế cho mô hình STEM trước đây.

    Chẳng hạn, trong nhiều tháng qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã và đang chủ trì khá nhiều trao đổi liên quan đến vai trò của các ngành xã hội và nhân văn trong xu hướng phát triển toàn diện của nền giáo dục và nghề nghiệp trong tương lai. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục từ phổ thông đã bắt đầu quan tâm chuyển đổi sang mô hình STEAM… Như vậy để thấy rằng STEAM đang và sẽ tiếp tục là xu thế thịnh hành của giáo dục thế giới trong thời gian tới.

    - Xin cảm ơn PGS!


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này