Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Tiêu chảy gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe như đau bụng, mệt mỏi, mất nước,...Khi bị tiêu chảy, thuốc và chế độ dinh dưỡng là những điều được quan tâm hàng đầu. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi? Dưới đây là những thông tin Đất Việt Medical tổng hợp được từ bác sĩ chuyên môn. Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý mà người mắc bệnh đi ngoài có phân lỏng bất thường, đi nhiều lần trong ngày và kèm theo biểu hiện đau bụng. Tiêu chảy được chia thành nhiều tình trạng khác nhau tùy mức độ bệnh như: Tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy xuất tiết và tiêu chảy thẩm thấu. Khi bị tiêu chảy, biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh chính là mất nước. Tiêu chảy mức độ nhẹ thường không dẫn đến tình trạng mất nước đáng kể, tuy nhiên nếu tiêu chảy ở mức độ trung bình hoặc mức độ nặng hơn thì có thể sẽ gây mất nước nghiêm trọng. Ở tình trạng tiêu chảy mức độ nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, đau bụng, mất nước. Ở tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng như chóng mặt, chuột rút, sốt, buồn nôn, nôn, đầy hơi, phân có máu, khô miệng, nước tiểu vàng đậm, mệt mỏi, khô da. Lúc này, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. Tiêu chảy có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Bị nhiễm khuẩn đường ruột: Thông thường, các loài vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút,..khi tấn công đường ruột, chúng sẽ gây ra viêm nhiễm. Những thực phẩm bạn nên tránh ăn để tránh tình trạng này là rau sống không đảm bảo an toàn, gỏi cá sống, thịt tái,... Do chế độ ăn uống và điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh: Khi bạn ăn những loại thực phẩm không đảm bảo, chế biến không hợp vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo, bạn có thể bị tiêu chảy. Dị ứng thực phẩm: Dị ứng với lactose trong sữa cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy phổ biến. Rối loạn hệ vi sinh vật trong đường ruột: Trong ruột luôn tồn tại một hệ vi sinh vật giúp hỗ trợ tiêu hóa. Hệ sinh sinh vật này cần phải được cân bằng thì mới mang lại lợi ích cho cơ thể, nếu bị rối loạn (do thuốc kháng sinh,...) thì khả năng tiêu hóa của cơ thể có thể bị ảnh hưởng, từ đó bị tiêu chảy. Nguyên nhân khác: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,...cũng có thể gây tiêu chảy. Xem thêm: https://datvietmedical.com/bi-tieu-chay-nen-an-gi-loi-khuyen-tu-bac-si-chuyen-mon-nid226.html