Công ty Thiết kế web

Trước thềm năm học mới: Kiên trì vận động học sinh đến lớp

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 18/8/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Trong giờ học tại Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: Trúc Hân


    Bữa trưa giữ chân học trò

    Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân nằm heo hút trong bản Mông của xã Cư San (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk). Xung quanh trường chỉ toàn núi đồi bao phủ, lác đác là những mái nhà nhỏ được làm bằng ván cũ và tôn cũ của đồng bào Mông.

    Cô Quản Thị Thanh Liễu – Hiệu trưởng trường cho biết, 22/8 mới là ngày tựu trường, tuy nhiên, trước đó khoảng 1 tuần các thầy cô đã có mặt tại trường vừa dọn dẹp vệ sinh, vừa đến nhà thông báo cho các em ngày quay lại trường lớp.

    “Năm nào cũng vậy, các thầy cô phải đến từng nhà hoặc lên tận nương rẫy để vận động học sinh đến lớp. Năm nay thầy cô cũng đã thông báo được khoảng 80% phụ huynh để họ cho các em đến trường đúng ngày, đặc biệt đối với các em học sinh lớp 1. Mặc dù công cuộc vận động khó khăn, tuy nhiên thầy cô ở trường không bao giờ bỏ cuộc”, cô Liễu cho hay.

    Theo cô Liễu, trường thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa với điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt là về đường sá và cơ sở vật chất, mỗi khi mưa xuống các khe suối trở thành những vạt nước hung dữ, trường cách xa trung tâm nên việc đi lại khó khăn, mùa mưa phải gửi xe đi bộ hàng chục km. Việc đến lớp của các em cũng gặp nhiều trở ngại. Nhiều em nghỉ hè theo bố mẹ làm nương rẫy, khi vào năm học các em “ngại” đến trường.

    Vì đường sá xa xôi nên các em học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) thường nghỉ học vào buổi chiều. Mặc dù các thầy cô giáo thường xuyên đến tận nhà vận động, nhưng các em vẫn không đến lớp. Do đó, từ tháng 9/2018 các thầy cô đã bàn bạc và thống nhất áp dụng mô hình “bán trú tự túc”. Tại đây, các thầy cô góp gạo và thức ăn, thổi cơm cho học sinh của mình vào buổi trưa để kéo các em đến lớp và gắn bó với trường lớp hơn.

    Thầy Trần Xuân Ninh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong năm học 2019 - 2020, nhà trường sẽ tiếp tục duy trì mô hình này bằng nguồn vốn còn lại của năm học trước. Tuy nhiên, để duy trì mô hình này lâu dài nhà trường sẽ làm tờ trình gửi lên chính quyền địa phương và tiếp nhận nguồn vốn của các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm.

    [​IMG]

    • Thầy cô giáo Trường Tiểu học thị trấn Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) nấu cơm cho học sinh khó khăn để kéo các em tới trường. Ảnh: TG

    Xây dựng văn hóa đọc

    Tại Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Krong (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), để chuẩn bị cho năm học 2019 - 2020, ngay từ những ngày đầu tháng 8, trường đã cho tập trung học sinh lớp 1, hướng dẫn các em làm quen môi trường lớp học ở trường tiểu học... Bên cạnh đó, hướng dẫn các em ôn tập chữ cái, chữ số, làm quen với các chủ đề về gia đình, nhà trường và thế giới xung quanh, vệ sinh cá nhân và cách giao tiếp đơn giản.

    Ngoài ra, để tạo cho các em thói quen học tập sau 2 tháng nghỉ hè, trường còn xây dựng thư viện thân thiện, kiện toàn hệ thống thư viện góc lớp, trang trí lớp học, tạo môi trường, tăng cường văn hóa đọc cho học sinh. Ngoài ra, trong năm học mới, trường cũng định hướng hàng tuần sẽ tổ chức các tiết dạy hoạt động thư viện. Thành lập nhóm hỗ trợ, tự quản của thư viện để giúp nhân viên thư viện theo dõi tổ chức cho các lớp hoạt động hiệu quả.

    Không chỉ kéo học sinh đến trường bằng cách vận động, ngành Giáo dục Đắk Nông còn quan tâm giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, pháp luật, ý thức công dân; kết hợp hài hoà dạy chữ, dạy người và dạy nghề; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

    Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.

    Trường mới cho các em

    Theo ông Nguyễn Tư Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai, năm 2019, ngành Giáo dục đã sửa chữa, cải tạo trường lớp, nhà vệ sinh, bể bơi, hệ thống phòng cháy chữa cháy, nước sạch, hàng rào, bề kè, sân bê tông… với tổng kinh phí gần 181 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn đầu tư kinh phí hơn 41 tỷ đồng cho 7 trường THPT để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó 35 tỷ đồng vốn Trung ương cấp và hơn 6 tỷ đồng vốn đối ứng của địa phương).


    Ngoài ra, ngành Giáo dục còn mua sắm trang thiết bị Lý, Hóa, Sinh, thiết bị giáo dục thể chất, thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dùng chung, sách cho thư viện, 480 bộ máy vi tính, 3.811 bộ bàn ghế học sinh, bảng tương tác, máy chiếu… với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng. Đồng thời, một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng trường học.


    Theo ông Sơn, bước vào năm học mới 2019 - 2020, toàn tỉnh có 774 trường mầm non, phổ thông (giảm 14 trường so với năm học 2018 - 2019) và 402.214 học sinh mầm non, phổ thông (tăng 6.547 học sinh so với năm học trước). Bên cạnh đó, với cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm nhu cầu học tập cho học sinh nên sẽ không có học sinh nào nghỉ học vì thiếu trường, thiếu lớp.

    Tỉnh Kon Tum tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, đề xuất các chương trình, dự án giáo dục cho vùng khó khăn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục. Tăng cường hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.

    Ngoài ra, ngành cũng tập trung thực hiện tốt chính sách ưu đãi, đã và đang huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục như kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân đóng góp, viện trợ và hỗ trợ GD-ĐT dưới các hình thức như trao học bổng, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hiến, tặng sách vở, tài liệu...


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này