Chính quyền và doanh nghiệp cùng đặt hàng Kỳ tuyển sinh năm 2020 này, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng có 3 ngành và chuyên ngành đào tạo mới: Ngành Kỹ thuật máy tính; chuyên ngành Cơ khí hàng không thuộc ngành Kỹ thuât cơ khí và chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo thuộc ngành Công nghệ thông tin (CLC - Đặc thù Hợp tác doanh nghiệp). Đây đều là những ngành nghề đáp ứng theo nhu cầu của xã hội, do chính quyền các địa phương và doanh nghiệp đặt hàng cho nhà trường đào tạo. Your browser does not support the video tag. Sinh viên khoa FAST, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng bảo vệ đồ án tốt nghiệp CASTONE PROJECT Đà Nẵng đang thực sự trở thành một “Global City”. Cơ hội đang đến với Đà Nẵng và thách thức đặt ra là vô cùng lớn, đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực Chất lượng cao đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến Trường Đại học Bách khoa, ĐH Đà Nẵng – một cơ sở giáo dục, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng là trường đầu tiên ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên mở chuyên ngành đào tạo Cơ khí hàng không theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Universal Alloys Corporation - UAC (tập đoàn chuyên sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Hoa Kỳ). Ông Kevin Loebbaka - Tổng Giám đốc Tập đoàn UAC (Hoa Kỳ) trò chuyện với tân kỹ sư trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng trong Lễ trao bằng tốt nghiệp đợt 1 năm 2019 Tập đoàn UAC có dự án sản xuất linh kiện máy bay và thiết bị hàng không vũ trụ tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng với vốn đầu tư lên đến 170 USD. Trong giai đoạn 1, UAC khởi công xây dựng nhà xưởng để phục vụ cho việc sản xuất các bộ phận, chi tiết dùng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Sản phẩm từ nhà mày này sẽ được cung ứng cho việc lắp ráp, chế tạo các bộ phận thân máy bay 787, 777, 737 của Tập đoàn hãng Boeing, phục vụ chế tạo động cơ cho Rolls Royce. UAC có kế hoạch tuyển dụng 1.200 lao động chất lượng cao về lĩnh vực cơ khí, điện, tự động hóa; đồng thời cũng phát triển chuỗi sản xuất về ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thu hút trên 2.000 lao động khác. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đầu năm 2019, đại diện tập đoàn đã nhiều lần đến làm việc với nhà trường. Trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp đợt 1 vào tháng 3/2019, ông Kevin Loebbaka - Tổng Giám đốc Tập đoàn UAC (Hoa Kỳ) thông tin các dự án của UAC: “Trong thời gian đến, UAC sẽ rất cần kỹ sư của nhiều ngành khác nhau và sẽ có nhiều bạn kỹ sư tốt nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đến làm việc tại Tập đoàn”. Ông Kevin cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác với Nhà trường trong quá trình đào tạo cũng như tuyển dụng nhân sự, SV thực tập, SV làm trong các dự án thực tế và nhiều chương trình khác nữa. Tại buổi lễ này, ông Đặng Việt Dũng – khi ấy là Phó Chủ tịch UBND TP cũng giao nhiệm vụ cho trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng về cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP Đà Nẵng. Hội thảo các bên liên quan góp ý xây dựng Chương trình đào tạo ngành Cơ khí Hàng không do trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng tổ chức PGS.TS Nguyễn Hồng Hải – Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho biết: chuyên ngành Cơ khí hàng không là chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng và hợp tác của doanh nghiệp. Từ khâu xây dựng chuẩn đầu ra đến khung chương trình đào tạo đều có sự tham gia của doanh nghiệp. Tập đoàn UAC sẽ cử chuyên gia tham gia giảng dạy với nhà trường, đồng thời sẽ hỗ trợ cho SV triển khai thực hiện các dự án môn học và thực tập tại nhà máy. Doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo Trong đợt bảo vệ Capstone Project của SV chương trình tiên tiến Việt-Mỹ khoa Khoa học Công nghệ tiên tiến, trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) năm 2020, ngoài sự tham gia của các GS đến từ trường Đại học Quốc gia Chung Cheng (Đài Loan), Tokyo (Nhật Bản), còn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông, Hệ thống nhúng, Tự động hóa như Fossil, Savarti, Viettel, GMO-Z.com RUNSYSTEM, CMC Telecom, Sioux, Synapse, FPT Telecom, eSilicon, Negendo, CPC-EMEC,… Hoạt động Khoa học Công nghệ là điểm mạnh của đội ngũ giảng viên và sinh viên Nhà trường Việc triển khai thực hiện đồ án tốt nghiệp dưới dạng Capstone Project đã được trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) áp dụng cho SV thuộc chương trình tiên tiến từ năm 2014. SV làm Capstone Project phải triển khai thực hiện đề tài trong thời gian 5 tháng tại doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của Hội đồng hướng dẫn gồm giảng viên của trường và các chuyên gia, kỹ sư giàu kinh nghiệm của doanh nghiệp. Đề tài Capstone Project được lựa chọn là vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm nghiên cứu và được Hội đồng hướng dẫn định hướng về nội dung để vừa đảm bảo yêu cầu về tính học thuật vừa đảm bảo yêu cầu về khả năng áp dụng thực tiễn của đề tài. Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên Dự án Capstone vì vậy được xem là “nơi tri thức hàn lâm gặp gỡ với thực tại công nghiệp”. PGS.TS Đoàn Quang Vinh – Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa ĐH Đà Nẵng cho biết: “Mục đích của Capstone là áp dụng tri thức thu được trong trường và biến nó thành kỹ năng đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp. Kết quả của dự án Capstone phải được trình bày dưới dạng báo cáo do cả doanh nghiệp và các giảng viên hướng dẫn đánh giá. Trong đó, kỹ sư của doanh nghiệp hướng dẫn phần giải quyết một vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, giảng viên của nhà trường sẽ đảm nhận hướng dẫn phần lý thuyết. Với cách thực hiện dự án Capstone, giảng viên cũng có cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp, cập nhật những công nghệ, thực tiễn tại doanh nghiệp sản xuất”. Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động NCKH thường niên, tạo sân chơi sáng tạo khoa học bổ ích cho sinh viên Mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã đi vào chiều sâu. Ngoài hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trang bị cơ sở vật chất, doanh nghiệp còn tham gia vào quá trình đào tạo chứ không chỉ đơn thuần chú trọng đến vấn đề tuyển dụng, cấp phát học bổng như trước đây. Trong quá trình hợp tác với trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, rất nhiều doanh nghiệp đã đặt hàng cho SV nghiên cứu các vấn đề thực tế của doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, các doanh nghiệp cũng hỗ trợ sinh viên về tài chính, trang thiết bị thí nghiệm, chế tạo mẫu thử. Những điều này giúp cho các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng có chất lượng cao, gắn liền với thực tế cao hơn. Ví dụ như năm 2018 đã có một doanh nghiệp Nhật đặt hàng và hỗ trợ SV nghiên cứu, chế tạo hệ thống tay gắp mềm bỏ thức ăn vào hộp; hoặc Hệ thống kiểm tra chức năng bo mạch (board) cho sản phẩm máy giặt cũng là một đề tài được doanh nghiệp đặt hàng. Nhiều đề tài NCKH của SV khác cũng được các tổ chức, doanh nghiệp đặt hàng nghiên cứu nâng cao, hoàn thiện sản phẩm, ví dụ như Phương tiện thủy bộ thu gom rác thải bãi biển, mặt nước. Nhờ chú trọng quan hệ với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước như Intel, Texas Instrument, Bosch Việt Nam, Viettel, eSilicon, FPT, Ô tô Chu Lai Trường Hải… mà trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp về trang thiết bị, phòng thí nghiệm, học bổng, các cuộc thi SV nghiên cứu khoa học cũng như cơ hội thực tập, làm đồ án tốt nghiệp và cơ hội việc làm cho SV tại các doanh nghiệp tập đoàn đầu ngành này. Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .