Công ty Thiết kế web

Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế: Giải pháp tạo “đột phá” trong xây dựng văn hóa chất lượng đào tạo

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 19/6/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Đổi mới toàn diện công tác quản lý, hướng tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tiếp tục tái cấu trúc qui mô và ngành nghề đào tạo và phát triển các chương trình đào tạo mới một cách hợp lý, trên cơ sở tăng cường xây dựng đội ngũ, trang bị cơ sở vật chất, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội…

    Cụ thể hóa những định hướng, mục tiêu phát triển

    Tự tin về những định hướng, mục tiêu mà Đảng bộ nhà trường đề ra, PGS.TS Trần Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, nhấn mạnh: Trong 5 năm tới, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế sẽ tập trung các nguồn lực thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như: Đến năm 2025, toàn trường sẽ có 28 - 30 chương trình đào tạo (CTĐT) đại học, 6 - 7 CTĐT sau đại học.

    Quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 1.800 - 2.000 sinh viên đại học, 200 – 300 học viên cao học, 8 - 10 nghiên cứu sinh. Đến năm 2025, có 2-3 CTĐT mang thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý, kết hợp cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của nhà nước. Nâng cấp 100% CTĐT theo hướng chất lượng cao, có 1-2 CTĐT được kiểm định theo tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng của mạng lưới các trường đại học ASEAN, có thêm 1-2 CTĐT đại học và sau đại học liên kết với các trường tiên tiến ở nước ngoài.

    [​IMG]

    Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế luôn mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, NCKH…

    Đầu tư, liên kết xây dựng học liệu mở cho toàn bộ các học phần trong CTĐT; số hóa 80% nghiệp vụ đào tạo. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt trên 90%, có thêm 1 - 2 giáo sư, 3 - 5 phó giáo sư, 25 - 30 tiến sĩ. Phấn đấu đến năm 2025 thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện, theo Nghị quyết số 77 của Chính phủ.

    Để hoàn thành những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Trường ĐH Kinh tế sẽ tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chiến lược.

    Trong đó, nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, đoàn kết xây dựng Nhà trường tiếp tục phát triển bền vững; nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng đến từng cán bộ, giảng viên để vận dụng sáng tạo vào nhiệm vụ công tác cụ thể. Bảo đảm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện tiêu cực, thiếu trách nhiệm...

    Xây dựng văn hóa chất lượng đào tạo

    [​IMG]

    Sinh viên ĐH Kinh tế luôn được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

    PGS.TS Trần Văn Hòa, cho hay: Về công tác đào tạo, quản lý sinh viên và khảo thí - bảo đảm chất lượng giáo dục, Trường ĐH Kinh tế sẽ tiếp tục duy trì quy mô đào tạo hợp lý, ưu tiên đào tạo đại học; tập trung xây dựng thương hiệu một số chương trình đào tạo; phát triển các chương trình đào tạo quốc tế; chuyên nghiệp hóa hoạt động tạo nguồn tuyển sinh nhằm duy trì quy mô và nâng cao chất lượng đầu vào.

    Tập trung nguồn lực, liên kết đào tạo để xây dựng thương hiệu một số CTĐT, phát triển các chương trình đào tạo quốc tế phù hợp với xu hướng phát triển và nhu cầu xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình có yếu tố nước ngoài. Tích cực triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng các công cụ, phương tiện hiện đại trong dạy học, hướng đến hình thức dạy học trực tuyến.

    Đồng thời, tăng cường liên kết hợp tác với các địa phương và doanh nghiệp nhằm tạo ra mạng lưới các cơ sở thực tập cho sinh viên và nghiên cứu cho giảng viên. Tăng cường vai trò và sự tham gia của các doanh nghiệp vào quá trình thiết kế CTĐT và giảng dạy trong Nhà trường.

    Đổi mới phương thức thi kết thúc học phần, quản lý chặt chẽ tất cả các khâu từ ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi đến phúc khảo. Tiếp tục thực hiện tốt hoạt động bảo đảm chất lượng; cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, xây dựng và phát huy văn hóa chất lượng trong Nhà trường”, PGS.TS Trần Văn Hòa nhấn mạnh.

    Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa NCKH và đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng và triển khai có hiệu quả các đề tài, chương trình, dự án phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển KT-XH ở các địa phương. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tạo thêm nguồn lực, phát triển đội ngũ, gia tăng uy tín của Nhà trường với các đối tác quốc tế.

    Trong đó, ưu tiên mọi nguồn lực để gắn kết hoạt động NCKH với đào tạo và đẩy mạnh các nghiên cứu ứng dụng theo nhu cầu của xã hội. Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giảng viên thực hiện NCKH và chuyển giao công nghệ. Chủ động, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế để phát triển các dự án đầu tư cơ sở vất chất và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh các đối tác truyền thống, mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế ở Úc, Nhật và Hoa kỳ.

    “Tăng cường quan hệ hợp tác với các trường đối tác nước ngoài để liên kết đào tạo và trao đổi giảng viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu tại trường. Xây dựng các nhóm nghiên cứu chung giữa các nhà khoa học của trường với các chuyên gia, giáo sư và nhà khoa học từ các nước tiên tiến. Xây dựng chính sách thu hút các tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo tại các trường có chất lượng cao ở các nước về công tác tại trường. Tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ đại học; nâng cao công tác quản trị đại học theo hướng công khai, minh bạch, rõ ràng và công bằng”, PGS.TS Trần Văn Hòa thông tin.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này