Công ty Thiết kế web

Trường học chủ động đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 10/11/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    Hào hứng với bài kiểm tra online…

    Kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ trên các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop… là những cách làm mà một số trường đang thí điểm nhằm từng bước chủ động chuẩn bị cho những đổi mới trong thi cử theo dự kiến của Bộ GD&ĐT. Mới đây, HS Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5) hào hứng với đợt kiểm tra trực tuyến giữa kỳ 1. Theo đó, các em sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối wifi để làm bài thi các môn Toán, Anh văn, Lý, Hóa, Sinh… với thời gian mỗi môn là 45 phút.

    Về đề thi, ngoài bộ câu hỏi gợi ý của ứng dụng, giáo viên từng bộ môn của nhà trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi và biên soạn thành các mã đề căn cứ từ ma trận và cấu trúc được tổ bộ môn và ban giám hiệu thông qua và được mã hóa chờ đến giờ thi mới được mở. Theo chia sẻ từ phía HS, các em cảm thấy thú vị, mới mẻ khi làm bài kiểm tra trực tuyến giữa kỳ, việc kiểm tra diễn ra rất nhanh gọn. Các em không phải chép đề vào giấy, mà làm ngay trên máy nên tiết kiệm được thời gian, và không có tình trạng… nhìn bài bạn, hỏi bài nhau, nhưng cũng cần đòi hỏi các thao tác nhanh để kịp thời gian. Đặc biệt, việc có điểm bài thi ngay khiến các em rất hào hứng.

    Thầy Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Việc tổ chức thi theo hình thức trực tuyến là một trong những bước chuẩn bị của nhà trường trong việc đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá, vừa phát huy tính năng động, sáng tạo của người học vừa tiết kiệm thời gian, giảm áp lực cho giáo viên. Điểm của học sinh sẽ có ngay sau khi các em làm bài.

    Kết quả này được chuyển thẳng đến Ban giám hiệu nhà trường. Ngay sau bài thi của môn cuối cùng kết thúc, đáp án sẽ được công bố trên ứng dụng hoặc chuyển cho các giáo viên bộ môn để học sinh tham khảo. Bên cạnh đó, kết quả cũng là cơ sở để các giáo viên nắm bắt trình độ học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng, ôn tập cho các em”.

    Tại Trường THPT Nguyễn Du, đến nay là năm học thứ hai nhà trường cho học sinh làm bài kiểm tra trên máy tính. Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, năm học 2018 - 2019, trường cho học sinh khối 12 kiểm tra giữa kỳ 2 môn Toán với hình thức online. Thấy được tính hiệu quả của hình thức kiểm tra này nên trường tiếp tục triển khai trong năm học 2019 - 2020 ở các môn Toán, Lý, Hóa.

    Ngoài sự chủ động về đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh giá học sinh, tận dụng tối đa ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường, thầy Huỳnh Thanh Phú đánh giá, làm bài thi trực tuyến vừa nhanh, gọn, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức chấm bài của thầy cô. Kết quả rất chính xác, minh bạch, công khai. Ngoài kiểm tra trực tuyến giữa kỳ, nhằm tận dụng tối đa của CNTT, Trường THPT Nguyễn Du cũng triển khai cho học sinh các khối làm bài khảo sát định hướng nghề nghiệp online, thay vì khảo sát qua giấy như nhiều năm trước.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa/ INT

    Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt

    Làm bài kiểm tra trực tuyến nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của nhiều giáo viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình cần có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có lộ trình cụ thể. Theo thầy Võ Thiện Cang, để chuẩn bị cho đổi mới về hình thức thi trực tuyến, từ năm học trước, trường đã tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên về hình thức khảo thí thông qua ứng dụng công nghệ. Từ kỹ năng tin học đến cách chuẩn bị các bộ câu hỏi của đề thi phù hợp với chương trình, với hình thức trắc nghiệm. Các giáo viên đều ủng hộ cách làm này.


    Đặc biệt, thông qua khảo sát, hầu hết HS trường đều có điện thoại thông minh nên mạnh dạn triển khai thí điểm. Với trường hợp học sinh quên mang điện thoại thông minh, có thể lên phòng máy tính của trường để làm bài kiểm tra, hoặc các em có thể dùng máy tính xách tay kết nối Internet để làm bài. Để tập dượt cho bài kiểm tra giữa kỳ, trường đã cho học sinh toàn trường cùng truy cập làm thử một bài kiểm tra, nhưng do số lượng học sinh đông nên mạng bị nghẽn. Từ đó, trường rút kinh nghiệm, sẽ bố trí lịch kiểm tra chéo nhau để tránh tình trạng quá đông HS truy cập cùng thời điểm.

    Là năm đầu tiên tổ chức hình thức kiểm tra này, nên lãnh đạo Trường THPT Trần Hữu Trang rất cẩn thận, chuẩn bị sẵn đề kiểm tra trên giấy, để tránh trường hợp gặp sự cố về đường truyền. Bên cạnh tổ chức kiểm tra trực tuyến, việc sử dụng phần mềm của đơn vị phối hợp còn có nhiều bộ câu hỏi ôn tập theo các môn, phục vụ cho việc ôn tập, giao bài tập về nhà trực tuyến cho học sinh. Chia sẻ về quá trình chuẩn bị để triển khai thi, kiểm tra trực tuyến có hiệu quả, thầy Huỳnh Thanh Phú cho rằng, mỗi nhà trường cần được đầu tư về trang thiết bị, cụ thể là phòng máy tính đảm bảo về số lượng, chất lượng, đường truyền

    Internet mạnh, ổn định. Đặc biệt, sự đồng thuận của giáo viên, HS và phụ huynh ủng hộ những đối mới trong các hoạt động giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng.

    Liên quan đến việc nhân rộng hình thức kiểm tra này, một số nhà quản lý giáo dục cho rằng, cần phải có lộ trình, đòi hỏi cấp quản lý thực hiện nhiều giải pháp như xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Ban hành hệ thống quy chế, hướng dẫn công tác coi thi. Nhiều giáo viên cho rằng, có thể trao đổi ngân hàng đề thi giữa các trường để nguồn đề thi phong phú hơn.

    Năm học 2019 - 2020, Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường cần thực hiện đa dạng hoá hình thức các bài kiểm tra. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau; Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp, qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; Đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường; Đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này