Giờ học ngoại khóa hát Xoan của Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Việt Trì, Phú Thọ) Rộn ràng nhịp phách, tiếng trống Giờ học Âm nhạc của lớp 5A5 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Việt Trì, Phú Thọ) thật đặc biệt, nhịp phách, tiếng trống rộn ràng. Cô trò cùng hòa âm, nắn nót từng câu, từng chữ, từng động tác cử chỉ trong bài hát Xoan cổ. Không khí thật ấm cúng, cảm giác như được tham dự một nghi lễ của hội làng. Cô giáo Hoàng Thị Hoa Liễu – giáo viên Âm nhạc Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - cho biết: Việc đưa hát Xoan vào giảng dạy trong nhà trường là cần thiết, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc. “Theo đó, chúng tôi không chỉ dạy các em về kỹ thuật hát, cách thẩm âm tiết tấu mà còn truyền tình yêu hát Xoan đến các em, để từ chỗ các em biết, các em hiểu, các em có thể hát được cho đến các em sẽ là những người trực tiếp tham gia vào việc bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc” – cô Hoàng Thị Hoa Liễu chia sẻ. Hát Xoan là hoạt động tiêu biểu trong Mô hình “Trường học gắn với thực tiễn”. Qua đó khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho các em sinh. Việc đưa hát Xoan vào dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm trong và ngoài nhà trường đã trở thành hoạt động thường xuyên, nền nếp, hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại - “Hát Xoan Phú Thọ. Ông Nguyễn Minh Tường Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ Em Nguyễn Thanh Bình – học sinh lớp 5A5 cho biết: “Trước đây em không hiểu về hát Xoan. Khi nhà trường tổ chức dạy, em còn cảm thấy không thích. Nhưng rồi qua các tiết học, được các thầy, cô và các nghệ nhân hướng dẫn, dần dần em đã yêu thích và hiểu hơn về ý nghĩa của nghệ thuật hát truyền thống này”. Được biết, hiện nay Thanh Bình có thể hát thành thạo từ 7 - 8 bài Xoan cổ. “Em đã từng có suy nghĩ rằng, tại sao quê hương mình có di sản quý giá như vậy mà mình lại không biết kế thừa để bảo tồn và phát huy? Giờ đây em mơ ước mình có thể hát hay hơn nữa để được như các ông, bà nghệ nhân của mình. Lúc đó, em sẽ đi biểu diễn ở nhiều nơi để cả nước đều biết đến di sản văn hóa phi vật thể này” - em Nguyễn Thanh Bình bộc bạch. Hiểu hơn truyền thống văn hoá, lịch sử địa phương Theo cô hiệu trưởng Nguyễn Minh Thịnh, từ năm 2011, nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ hát Xoan theo từng khối, lớp. Đến nay 100% các lớp đều được tìm hiểu và học hát Xoan. Chúng tôi yêu cầu, đối với khối lớp 1: Mỗi học sinh phải thuộc từ 2 - 3 bài Xoan cổ; Khối lớp 2, lớp 3 phải thuộc từ 7 - 8 bài và khối khối lớp 4 và lớp 5 mỗi học sinh phải thuộc được 10 bài hát Xoan. Hát Xoan đã trở thành hoạt động thường xuyên trong các giờ chào cờ đầu tuần. Học sinh hào hứng khi học hát Xoan. Ảnh: Trung Toàn Hằng tuần, hằng tháng, ngoài việc dạy hát trong giờ Âm nhạc, trường còn mời nghệ nhân từ các phường Xoan gốc đến trực tiếp giảng dạy cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các câu lạc bộ hát Xoan trong trường và đưa học sinh đến các phường Xoan gốc để các em được giao lưu, học hỏi, qua đó giúp các em hiểu được giá trị cũng như việc gìn giữ di sản này. Từ việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản hát Xoan, các em đã hiểu hơn về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương. Thông qua các hoạt động giao lưu, các em đã được phát triển nhiều các kỹ năng mềm, song trên hết là sự tin tin, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng và ý thức giữ gìn và lưu truyền di sản. Mặt khác, các em đã phát huy được phẩm chất, năng lực của mình, từ đó giúp các em có được kết quả học tập tốt hơn. Thiết nghĩ hoạt động này rất phù hợp với mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Giáo viên nắn nót từng cử chỉ, động tác cho học sinh khi hát Xoan. Ảnh: Trung Toàn Nghệ nhân hát Xoan đến hướng dẫn cho học sinh Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .