Công ty Thiết kế web

Trường học hạnh phúc: Chuyển động từ thầy cô

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 16/6/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Mọi HS đều mong muốn được học tập trong ngôi trường hạnh phúc. Ảnh: T.G


    Áp lực nghề giáo

    Có thể thấy, những vụ bạo hành mà một bộ phận nhỏ giáo viên (GV) mang đến cho học sinh (HS) về tinh thần, thể chất… thời gian qua đã khiến xã hội suy giảm niềm tin vào những người thầy và môi trường giáo dục vốn được coi là an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

    Đằng sau những sai lầm trong ứng xử của GV không thể phủ nhận hàng loạt áp lực nghề nghiệp mà hàng ngày, hàng tháng… và trong suốt hành trình dạy học họ phải đối diện. Điều đó trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng GV có hành động ứng xử thiếu khoa học, lệch chuẩn với HS.

    Qua nghiên cứu của TS Lê Mỹ Dung – Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng cho thấy, GV tiểu học thường có biểu hiện tức giận trung bình 2,29 lần/trong mỗi tiết học. Trong đó số GV có tức giận từ 3 lần trở lên/trong mỗi tiết học chiếm 44%. Số lần tức giận GV có thể kiềm chế được trung bình là 2,26 lần/tiết học. Trong đó, số GV chưa kiềm chế được lần nào khi tức giận chiếm 19,2 lần. Nguyên nhân khiến GV tức giận trong giờ học trên lớp được chính họ chỉ ra bởi: HS nghịch ngợm, đánh nhau, không chịu học bài cũ, không làm bài tập về nhà, khi gọi đứng lên không nói lời nào, nói chuyện riêng trong giờ học, không chú ý nghe giảng, không đem đủ đồ dùng học tập…

    Như vậy, việc GV tự rèn luyện để có kĩ năng tự quản lý cảm xúc, biết kiểm soát điều chỉnh những xúc cảm chưa chuẩn mực, phát huy xúc cảm tích cực nhằm tạo nên mối quan hệ thân thiết, gần gũi, chia sẻ những khó khăn vướng mắc cùng HS… giúp HS được giáo dục và phát triển một cách toàn diện cần thiết hơn bao giờ hết.

    Sự thay đổi, chuyển biến, nghĩ khác, làm khác trong ứng xử của đội ngũ GV, nhà quản lý trong mỗi nhà trường có khả năng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên HS. Điều đó quyết định tới chất lượng đầu ra về năng lực và phẩm chất của HS trong tương lai. Với cách ứng xử thay đổi vì HS, đặt sự tiến bộ phát triển của HS lên trên hết cũng là giải pháp hạn chế những tiêu cực còn tồn tại bấy lâu trong ngành Giáo dục.

    Thay đổi cho một ngôi trường hạnh phúc

    Hiện nay, nhiều nhà trường đã ý thức và quan tâm đến việc tạo ra một trường học tập hạnh phúc cho HS thông qua sự thay đổi phương thức quản lý giáo dục, ứng xử tích cực của GV và đã tạo ra hiệu quả giáo dục lớn.

    NGƯT Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Trường TH Dân lập Đoàn Thị Điểm – Hà Nội chia sẻ: Kinh nghiệm để thành công trong quá trình xây dựng trường xuất phát từ quan điểm “Đối với một trường học, sản phẩm làm ra là con người thì việc xây dựng đào tạo đội ngũ GV chất lượng phải được đặt lên hàng đầu…”.

    Vì vậy, khi bắt đầu thành lập Trường TH Đoàn Thị Điểm, bà Hiền đã có cách tuyển và đào tạo đội ngũ GV theo cách của riêng mình. GV được nhận về trường giảng dạy chủ yếu là SV khoa Giáo dục Trường ĐHSP Hà Nội và CĐSP Hà Nội chứ không tuyển GV từng đi dạy ở các trường khác. Quá trình đào tạo GV đòi hỏi phải có công nghệ thông tin, ngoại ngữ, luôn đổi mới phương pháp dạy học...

    Cách đây 22 năm, trường đã đổi mới thành công trên 3 mặt và đến nay sự đổi mới đó vẫn phát huy giá trị đó là: Trường học đầu tiên của Hà Nội dạy ngoại ngữ từ lớp 1; Dạy học 2 buổi/ngày với thời khóa biểu học từ tiết 1 đến tiết 7 (không theo kiểu sáng dạy chương trình, chiều GV ôn tập lại cho HS); Cho HS học ngoài thực tế, trải nghiệm.

    NGƯT Nguyễn Thị Hiền khẳng định: Nếu bản thân lãnh đạo nhà trường không thay đổi thì GV, nhân viên của trường không thể thay đổi. Cách đây 6 năm, Trường TH Đoàn Thị Điểm đã thực hiện đầu tiên chương trình lãnh đạo bản thân trong đội ngũ GV với mong muốn thầy cô đã tốt rồi thì tốt hơn, đổi mới rồi thì đổi mới hơn. Muốn tạo ra công dân toàn cầu thì GV phải có tư duy của thầy cô giáo toàn cầu… Sau quá trình thực hiện cho thấy GV đã có sự thay đổi tích cực, tính chủ động sáng tạo nâng lên rõ rệt và điều đó đã tác động đến quá trình dạy và học của HS hiệu quả…

    Tìm ra giải pháp, phát huy nội lực, nâng cao năng lực trình độ, trước hết mỗi nhà giáo phải tự đánh giá được bản thân có những ưu điểm và hạn chế nào trong quá trình thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý giáo dục có khả năng kiến thiết hệ thống nhà trường thế kỷ 21 với tầm nhìn, mục tiêu thống nhất, tạo động lực phát triển tiềm năng của từng GV, và xây dựng môi trường giáo dục phát triển toàn diện cho nhiều thế hệ HS trong tương lai.
    TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội


    Dưới góc độ quản lý của ngành Giáo dục Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định: GV phải tạo ra niềm tin với xã hội và gia đình. Mỗi GV cần truyền đến HS động lực, đam mê và tinh thần tự học. Có như vậy HS mới đạt được kết quả học tập tốt, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong suốt quá trình học tập. Bản thân mỗi GV cũng cần phải trở thành tấm gương về ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức chuyên môn.

    Để nâng cao chất lượng giáo dục, môi trường làm việc cho GV cần được chuẩn bị kĩ càng. Nếu môi trường giáo dục nhà trường chưa tốt thì GV chỉ bảo đảm theo yêu cầu chung của chương trình còn sự tâm huyết sáng tạo không thể phát huy, GV chỉ như những hạt giống gieo trong đất mà không thể nảy mầm…

    Quá trình thay đổi vì trường học hạnh phúc, vai trò của hiệu trưởng mang tính quyết định đối với sự thành công của mỗi nhà trường. Nếu một hiệu trưởng không được trang bị đầy đủ kĩ năng, các điều kiện, kiến thức quản lý… sẽ rất khó để làm việc hiệu quả. Và khi đứng trước sự phát triển của xã hội hiện nay, nếu nhà trường vận hành năm sau như năm trước, quy trình quản lý không có sự thay đổi chắc chắn sẽ tụt hậu so với yêu cầu chung. Trong công tác bồi dưỡng hàng năm cho các nhà trường, hiệu trưởng, phòng GD, tổ trưởng chuyên môn… cần tăng thêm sự chủ động, năng động để khắc phục những thói quen “bảo thủ”, đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này