Video đóng giả ăn xin ngồi la liệt ở phố cổ Hội An đang gây bão trên mạng xã hội - Nguồn: Facebook Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa nay 31-3 - phó chủ tịch phụ trách UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết đã yêu cầu công an và cơ quan chức năng xác định chủ tài khoản đã đăng tải video người ăn xin dàn hàng khất thực ở phố cổ Hội An đang lan truyền trên mạng. Cơ quan công an cũng đã xác định được video này là dàn dựng, nhóm người trong video không phải là ăn xin mà là những thanh niên được biết nhiều trên mạng xã hội. "Chúng tôi sẽ tìm và xử lý nghiêm hành vi này. Trong lúc cả nước đang chống dịch, đồng bào đang gồng mình sát cánh cùng nhau san sẻ khó khăn thì nhóm người này lại lợi dụng tình hình để câu like, làm hoang mang cho người dân. Hành vi này là không thể chấp nhận được, phản ánh thái độ thiếu suy nghĩ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng!" - ông Sơn nói. Người lao động khó khăn được phát gạo, hỗ trợ nhu yếu phẩm ở Hội An sáng nay 31-3 - Ảnh: B.D. Trong sáng nay trên mạng xã hội lan truyền một video 48 giây ghi lại cảnh 4 người trong bộ dạng rách rưới, đầu đội nón cời, bận trang phục của người ăn xin ngồi cầm tô giơ ra xin tiền người qua đường giữa một ngã ba phố cổ Hội An. Nhóm người này ngồi cách xa nhau khoảng 1 mét, liên tục chìa tay ra mọi hướng xin tiền. Kế đó, có hai thanh niên cầm tiền đi qua đi lại rồi phát cho từng người. Rất dễ nhận ra đây là một cảnh dàn dựng để quay video bởi người "khất thực" được yêu cầu "từ từ, làm lại làm lại" để người bố thí vừa phát tiền vừa dùng điện thoại ghi lại. Video này đang gây ra làn sóng phản ứng trên mạng xã hội. Trái ngược với sự hoang mang, nhiều người đề nghị phải làm cho rõ nội dung video này và xử phạt nghiêm khắc nếu đó là những hình ảnh dàn dựng để câu like. "Không thể lợi dụng sự hoang mang, lo lắng của cả cộng đồng giữa lúc dịch bệnh mà kiếm chác, cười cợt được. Đây là hành vi tạo sự lo lắng, thiếu ý thức với cộng đồng" - một tài khoản Facebook lên tiếng. Cách ly 14 ngày trên… cây vì dân không cho vô làng TTO - Tại một ngôi làng nhỏ ở thành phố Hpa-an, thuộc Karen State (Myanmar), một người đàn ông lao động xa xứ trở về làng thì bị dân chúng xa lánh, ép chàng phải cách ly 14 ngày. Không nơi nương tựa, chàng đành sống trên cây… Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .