Công ty Thiết kế web

Tự chủ đại học: Thúc đẩy trách nhiệm đối với người học và xã hội

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 16/11/18.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Trường ĐH Y Dược Cần Thơ là một trong các trường ĐH công lập thuộc lĩnh vực y tế đầu tiên thực hiện thí điểm tự chủ

    GD&TĐ - Theo chia sẻ của lãnh đạo các trường đại học (ĐH), việc giao cho trường tự chủ đã giảm bớt những bó buộc không cần thiết, khơi dậy nhiều năng lực, tiềm năng sáng tạo, qua đó cổ vũ, tạo sự tin tưởng, điều kiện cho những ý tưởng mới phát triển, tăng tính học thuật…


    Khơi dậy tiềm năng của trường ĐH

    Nhằm triển khai Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, Chính phủ đã có Nghị quyết 77 về việc thí điểm tự chủ đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập, giai đoạn 2015-2017. Đến nay, trên cả nước đã có 23 cơ sở giáo dục ĐH mạnh dạn thực hiện tự chủ và bước đầu đã cho thấy nhiều đột phá. Tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 2 trường ĐH thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ là Trường ĐH Trà Vinh và Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.

    Theo PGS-TS Phạm Tiết Khánh - Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh: Khi thực hiện tự chủ, nhà trường có điều kiện thuận lợi, chủ động hơn trong đổi mới chương trình đào tạo. Phương pháp giảng dạy và công nghệ giảng dạy phù hợp với mô hình đào tạo theo chương trình tiên tiến hướng tới hội nhập quốc tế về đào tạo. Trường đã tăng cường số lượng, chất lượng các đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước, tăng cường các đề tài nghiên cứu khoa học liên kết quốc tế.

    Song song đó, trường cũng mở rộng và tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học. Từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường với tư cách là trường ĐH công lập và thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia trong việc đào tạo nguồn nhân lực đồng bào Khmer Nam bộ; góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam bộ.

    Từ khi thực hiện tự chủ, Trường ĐH Trà Vinh đã triển khai xây dựng một quỹ nghiên cứu khoa học tối thiểu là 3% từ nguồn thu học phí ĐH chính quy dành cho sinh viên; một quỹ học bổng ổn định cho các sinh viên giỏi, tài năng; cho các sinh viên thuộc diện chính sách và đặc biệt khó khăn. Được giao quyền tự chủ, nhà trường chủ động, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

    Trường đã chủ động trong việc quyết định mở ngành, hoặc dừng mở ngành đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ trong danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cấp IV… Theo PGS-TS Phạm Tiết Khánh: “Trong thời gian qua, nhà trường đã hoàn thành tốt về mọi mặt như công tác tuyển sinh, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, hợp tác quốc tế...

    Mỗi hoạt động đều đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trường tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ ở mọi phương diện. Chú trọng đến chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, triển khai hiệu quả các hoạt động, hoàn thành tốt mục tiêu chất lượng đã đề ra. Với những nhiệm vụ đặt ra, toàn thể viên chức của trường tiếp tục chung tay chia sẻ trách nhiệm, thực hiện tốt vai trò trụ cột của từng đơn vị, từng giảng viên trong công tác dạy học và nghiên cứu vì sự nghiệp phát triển bền vững của nhà trường…”.

    [​IMG]

    Sinh viên Trường ĐH Trà Vinh trong giờ thực hành

    Linh hoạt trong mọi hoạt động

    Cùng với Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ cũng được thực hiện thí điểm tự chủ từ năm học 2017 - 2018. Theo đó, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ sẽ được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh. Trong đó có quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ ĐH, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển của trường.

    Trường cũng sẽ tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo đề án của trường phù hợp với yêu cầu, quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế và nhu cầu của xã hội. Bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định. Trường được tự quyết định trong chương trình đào tạo cũng như hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

    Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của trường. Theo thông tin từ nhà trường, mức thu học phí bình quân tối đa của trường (chương trình đại trà, trình độ đại học, chính quy) năm học 2017-2018 là 18 triệu đồng/sinh viên; năm học 2018 - 2019 là 19,2 triệu đồng/sinh viên; năm học 2019 - 2020 là 20,4 triệu đồng/sinh viên; năm học 2020 - 2021 là 21,6 triệu đồng/sinh viên…

    Theo lãnh đạo nhà trường, việc thực hiện tự chủ ĐH là xu hướng tất yếu đối với các trường ĐH công lập hiện nay, các trường sẽ chuyển sang tự chủ; tùy theo điều kiện của từng trường để thực hiện mức độ tự chủ, từ tự chủ một phần đến tự chủ hoàn toàn. Tuy nhiên, dù thế nào, các trường rất cần thiết về cơ chế tự chủ, giảm sự quản lý của cơ quan chủ quản.

    Sinh viên là đối tượng quan trọng nhất của nhà trường. Khi chuyển sang tự chủ hoàn toàn, các trường phải được đánh giá chất lượng để khẳng định uy tín, thương hiệu, chủ động xây dựng mức học phí để có khả năng thu hút sinh viên, có chế độ miễn học phí cho sinh viên thuộc diện chế độ, chính sách.

    Thực tế, các cơ sở giáo dục ĐH thí điểm tự chủ đã chủ động, linh hoạt hơn về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Cụ thể, khi thí điểm tự chủ, các trường tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; được quyết định mở ngành, ngưng mở ngành đào tạo theo nhu cầu xã hội nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; mở các chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp theo nhiệm vụ chính trị được giao…

    Trường ĐH Y Dược Cần Thơ là một trong các trường ĐH công lập thuộc lĩnh vực y tế đầu tiên thực hiện thí điểm tự chủ. Cơ chế tự chủ đã giúp nhà trường chủ động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong các hoạt động. Khi thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, trường xây dựng khung hành lang pháp lý phù hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời xây dựng cơ chế giám sát phù hợp với giai đoạn hiện tại...


    Theo Giáo sư Phạm Văn Lình - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ: “Với cơ chế tự chủ cao, nhà trường có thể phát huy được tính chủ động, tích cực, năng động trong các hoạt động, mọi người làm việc có trách nhiệm, năng suất và hiệu quả hơn. Một điểm quan trọng là cân đối nguồn thu - chi, tiết kiệm đối với các mục chi không cần thiết khi không còn được cấp ngân sách nhà nước nhưng vẫn đảm bảo được kinh phí cho các hoạt động của nhà trường, trong đó có thu nhập của cán bộ, nhân viên…”.


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này