Công ty Thiết kế web

Tư vấn tâm lý học đường: Rất cần chuyên nghiệp hóa

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 7/1/20.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]


    “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Điều này cho thấy, đời sống tâm lý học sinh rất đa dạng, phong phú và có nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra mà chúng ta không thể lường hết được. Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc xảy ra trong và ngoài nhà trường một phần là do học sinh chưa có kỹ năng sống và chưa được tư vấn tâm lý một cách bài bản, chuyên nghiệp. Đã có những câu chuyện đau lòng xảy ra mà người bị tổn thương không ai khác chính là học sinh.

    Còn nhớ, vụ việc một nữ sinh Trường THCS Phù Ủng (Ân thi, Hưng Yên) phải nhập viện vì bị đánh hội đồng. 5 học sinh tham gia bạo hành bạn mình đã phải hầu tòa và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những người liên quan cũng phải nhận những hình thức kỷ luật thích đáng. Song đằng sau vụ việc này là câu chuyện có liên quan đến tâm lý học đường – một vấn đề được cho là cấp thiết hiện nay.

    Có thể nói, áp lực lớn từ những vấn đề của xã hội hiện đại đã tác động đến quá trình phát triển của học sinh. Ở lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, vì thế tâm lý của các em diễn ra không hoàn toàn phẳng lặng, êm xuôi, mà ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những lo lắng, căng thẳng và xung đột riêng. Nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Tứ - Trưởng khoa Tâm lý học thuộc Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển, học sinh luôn có những mất cân bằng với các hiện tượng bất thường.

    Trong một số trường hợp, những hiện tượng bất thường chỉ là tạm thời, tự nhiên, thậm chí là cần thiết cho sự phát triển nhân cách. Nhưng cũng có những em xuất hiện những khó khăn về tâm lý mà bản thân không thể tự giải quyết được. Các em phải tìm đến sự trợ giúp của tham vấn tâm lý.

    Vấn đề đặt ra là, mặc dù tư vấn tâm lý học đường đã được quan tâm, chú trọng nhưng công tác này vẫn đối diện với những khó khăn nhất định. Hiện nay, công tác tư vấn học đường ở hầu hết các trường học vẫn được chính các thầy cô giáo thực hiện. Tuy nhiên, với công việc dạy học và giáo dục hàng ngày, các thầy cô đã rất vất vả nên việc kiêm nhiệm này ảnh hưởng trực tiếp đến tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường. Trong khi đó, công việc này cần phải được đào tạo và thực hiện chuyên nghiệp.


    Tại Hội thảo quốc tế “Đào tạo chuyên gia tham vấn học đường trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” do Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức, các chuyên gia dự báo, trong 2 - 3 năm tới, sẽ có khoảng 70.000 giáo viên tham vấn tâm lý học đường cần được bồi dưỡng.

    Nhắc lại Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT để thấy rằng, Nghị quyết của Đảng đã đề cao giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Theo định hướng này, công tác tư vấn tâm lý học đường và bảo đảm phát triển tâm lý của người học được coi là quan trọng.

    Có thể nói, vấn đề đảm bảo cho người học phát triển đúng nghĩa của sự toàn diện thì cần đầu tư cả về hoạt động dạy học và giáo dục. Trong đó, công tác giáo dục phải được cân bằng bởi nhà giáo dục và các nhân sự làm việc tương tự như nhà giáo dục. Trên cơ sở này, tâm lý học trường học cần được đầu tư và phát triển tương xứng.

    Tâm An

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này