Công ty Thiết kế web

Tuyển sinh đầu cấp: Kỳ vọng quá lớn đổ đầu con trẻ

Thảo luận trong 'Giáo dục' bắt đầu bởi mccadword, 12/5/19.

  1. mccadword

    mccadword Member

    [​IMG]
    Tâm lý học tập mang nặng tính khoa cử, chạy theo bằng cấp, cần được xem xét lại, vì sự phát triển và hạnh phúc thực sự cho mỗi HS. Ảnh: T.G


    * Thưa ông, năm nào vào thời điểm này cũng nóng vấn đề tuyển sinh đầu cấp. Phụ huynh có con sắp vào lớp 1, lớp 6 và thi vào lớp 10 đứng ngồi không yên. Theo ông, điều này phản ánh vấn đề gì?

    - Tâm lý lo lắng, bất an và mong muốn con mình thi đậu vào các trường có điều kiện học tập tốt là bình thường, có thể hiểu được ở nhiều phụ huynh trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo tôi, cha mẹ cần chú ý quan tâm, hỗ trợ, đồng hành cùng các con, hơn là lo lắng thái quá, áp đặt mục tiêu không phù hợp, không hiểu năng lực của con và những điều con cần trong quá trình phát triển. Điều này vô hình trung sẽ tạo ra sức ép tâm lý, gánh nặng lên vai HS, khiến khó khăn lại chồng chất khó khăn trong giai đoạn chuyển cấp.

    * Kỳ vọng thái quá về con em của phụ huynh có thể dẫn tới tổn thương gì về tâm lý, thưa ông?

    - Trước hết, tôi xin khẳng định việc học trước khi vào tiểu học là hết sức phản khoa học, có thể gây hại trực tiếp cho sự phát triển tâm sinh lý, hứng thú học tập, nhận thức của đứa trẻ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định điều này. Những quy định hiện hành cũng không cho phép.

    Còn việc chỉ có thể bảo đảm chỉ tiêu ở một mức độ nhất định cho HS vào lớp 10 công lập là chuyện bình thường, cần thiết trong việc phân luồng HS, bảo đảm sự hài hòa cho sự phát triển hệ thống giáo dục. Vì vậy, các bậc phụ hunh cần nhận thức sâu sắc rằng, học THPT, thi đỗ đại học dù tốt nhưng không phải là con đường duy nhất, tối ưu cho mọi trường hợp.

    Mỗi HS đều tiềm ẩn một tiềm năng. Vấn đề của cha mẹ, thầy cô giáo là phải phát hiện ra những tiềm năng đó để định hướng cho HS con đường phát triển phù hợp; nhất là không nên coi con đường vào trường chuyên, lớp chọn là con đường duy nhất. Ở đây, vai trò của các nhà tâm lý - hướng nghiệp rất quan trọng.

    Sức ép của kỳ tuyển sinh đầu cấp đôi khi không phải do tính chất của kỳ tuyển sinh này tạo nên, mà còn do quan niệm xã hội và sự kỳ vọng của chính cha mẹ đã chuyển hóa thành trạng thái tâm lý căng thẳng của đứa trẻ. Sự kỳ vọng, sức ép quá lớn của gia đình, xã hội có thể tạo ra những khó khăn tâm lý, sự lo lắng, bất an thật sự ở nhiều HS, thậm chí có thể là nguyên nhân làm khởi phát những hành vi bạo lực, lệch chuẩn, rối nhiễu, nặng hơn nữa có thể mắc những rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Đây là điều tuyệt đối nên tránh.

    * Trong khi có những trường quá “nóng” về tuyển sinh thì ngược lại, có những trường không được phụ huynh, HS đúng tuyến (hay nhà gần trường) mặn mà. Liệu đây có phải hậu quả của hội chứng tâm lý “FOMO” (Fear of missing out) - chứng sợ bị bỏ lỡ - khiến nhiều ông bố, bà mẹ thấy những người khác cho con thi, xin vào trường học nào đó, cũng phải bằng mọi cách cho con mình thi, xin vào đó?

    - Nếu quy hiện tượng này là hội chứng thì có vẻ hơi quá. Hiểu một cách đơn giản, nhu cầu của phụ huynh tìm kiếm cho con mình một môi trường học tập tích cực là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh xây dựng kế hoạch học tập cho con mang nặng tính chủ quan, đưa ra những quyết định trên cơ sở nhận thức chưa đầy đủ, thiếu thông tin, chưa thực sự hiểu con mình cần gì và kế hoạch, môi trường học tập như thế nào là phù hợp với đứa trẻ.

    Chính vì vậy, họ có xu hướng tìm đến những cơ sở giáo dục có tiếng, những trường chuyên được nhiều người lựa chọn với mong muốn đưa con vào đó sẽ tạo ra sự an tâm nhất định. Mặc dù vậy, như trên tôi đã phân tích, cho con học trường nào cha mẹ cần cân nhắc đến nhiều biến số như: Khoảng cách địa lý; Khả năng học tập của con; Môi trường giáo dục; Khả năng tài chính của gia đình. Rõ ràng, trong những biến số này, môi trường GD chỉ là một trong những biến số cần tính đến. Những biến số khác có vai trò quan trọng không kém.

    * Thay vì cho con học đúng tuyến (lớp 1, lớp 6), nhiều ông bố, bà mẹ nhọc công tốn sức để xin, thi bằng được vào một trường “danh tiếng” nào đó. Điều này đang phản ánh tâm lý xã hội đáng lo ngại gì, thưa ông?

    - Càng nhỏ, trẻ càng nên được học gần nhà để tiện đưa đón. Lớn hơn, các trường học với sức ép học tập ở mức phù hợp với khả năng đáp ứng của con cần được tính đến. Lên đến THPT, môi trường GD, kế hoạch hướng nghiệp và khả năng tài chính của gia đình cùng nguyện vọng của các con trở thành biến số quan trọng. Vì vậy, gia đình có con trong giai đoạn chuyển cấp, các phụ huynh cần tính đến những biến số này, thay vì chỉ chăm chăm tìm mọi cách cho con vào các trường chuyên, lớp chọn - một cánh cửa hẹp để lọt vào vì nhiều người cùng hướng đến. Có thể đó là môi trường học tập tốt, nhưng chưa chắc đã phù hợp với con mình.

    Tâm trạng lo lắng thái quá của nhiều cha mẹ xuất phát từ tâm lý đã ăn sâu vào nhiều bậc phụ huynh. Đó là tâm lý học tập mang nặng tính khoa cử, chạy theo bằng cấp, coi học tập theo trường chuyên, lớp chọn là con đường duy nhất mang lại thành công, bảo đảm tương lai cho con em mình. Nhận thức này cần được xem xét lại trong bối cảnh xã hội hiện đại, đặc biệt với triết lý GD tiến bộ đang được hướng tới, đó là mang lại sự phát triển toàn diện và hạnh phúc thực sự cho mỗi cá nhân trẻ em.

    * Xin cảm ơn chia sẻ của ông!

    Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT và các trường điều tra chính xác số trẻ ở từng độ tuổi trên địa bàn, phân tuyến và giao chỉ tiêu hợp lý, bảo đảm đủ chỗ học cho HS, tránh tình trạng quá tải ở các trường.
    Riêng tuyển sinh lớp 10 THPT ở Hà Nội, năm 2019 sẽ có 62% trong tổng số 101.453 học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào các trường công lập. Như vậy sẽ có 11.000 học sinh không vào THPT công lập (học trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên...).



    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này