Công ty Thiết kế web

Uptime Là Gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến Uptime

Thảo luận trong 'Các loại sản phẩm/dịch vụ khác' bắt đầu bởi hoanghachi, 26/7/24.

  1. hoanghachi

    hoanghachi Member

    Nếu bạn đang quản lý một website, chắc hẳn bạn phải biết Uptime là gì và mức độ quan trọng của nó trong việc duy trì hoạt động của website. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc chưa rõ về khái niệm này, bạn có thể tìm hiểu thêm về nó trong bài viết dưới đây.

    Uptime là gì?

    Uptime hay thời gian hoạt động là số liệu mà các tổ chức thuộc mọi quy mô sử dụng để hiểu rõ hơn về độ tin cậy tổng thể của hệ thống. Đó là tỷ lệ thời gian trực tuyến của dịch vụ trên tổng số khả năng hoạt động của chúng.

    Thời gian hoạt động có thể được xác định từ nhiều góc độ khác nhau. Thời gian hoạt động có thể được biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (363 ngày) hoặc dưới dạng phần trăm (99,7%).

    Trong trường hợp của máy tính và các hệ thống liên quan, “Uptime” được xem là thời gian mà một hệ thống hoặc máy chủ đã hoạt động mà không bị gián đoạn hoặc gặp lỗi. Uptime được tính từ lần khởi động cuối cùng của hệ thống hoặc máy chủ.

    Uptime là một chỉ số quan trọng để đánh giá độ ổn định và đáng tin cậy của hệ thống, đặc biệt là đối với các hệ thống chạy liên tục và đáp ứng yêu cầu kinh doanh quan trọng. Thông thường, Uptime được tính bằng giờ, phút hoặc giây.

    Cách tính Uptime là gì?

    Công thức tính:

    Uptime = Số giờ hoặc thời gian hoạt động : Số giờ mỗi năm x 100

    Ví dụ:

    365 ngày x 24 giờ = 8.760 giờ hoạt động.

    8.760 giờ hoạt động – 10 giờ không hoạt động = 8.750 giờ hoạt động.

    8.750 giờ hoạt động : 8.760 giờ hoạt động = 99,885% Uptime.

    Trong môn toán, 99,8% là một tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên, về mặt thời gian hoạt động cho các dịch vụ quan trọng trong kinh doanh, điều này tạo cơ hội để cải thiện độ tin cậy của dịch vụ đầy đủ.

    Đo lường thời gian hoạt động chỉ là phần nổi của tảng băng trôi cho các doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải tìm kiếm và duy trì lòng tin cũng như lòng trung thành của khách hàng, bất kể lớn hay bé. Đây là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho hoạt động kinh doanh lâu dài.

    Trong một thế giới mà mỗi giây đều có giá trị, độ tin cậy chính là yếu tố quan trọng để mang lại trải nghiệm hoàn hảo và nhất quán cho khách hàng. Đó là lý do vì sao Uptime là rất quan trọng.

    >>> Xem thêm: Máy chủ Asus RS300-E11-PS4



    Vì sao Uptime lại quan trọng?

    Tìm hiểu Uptime là gì ta thấy Uptime đo lường thời gian mà website của bạn hoạt động và khả dụng cho người dùng, tức là nó được tính bằng phần trăm thời gian website của bạn có thể truy cập được mà không gặp phải bất kỳ sự cố nào.

    Uptime giúp tăng tính tin cậy của Website và thương hiệu của bạn. Một Website mà luôn hoạt động ổn định và không bị gián đoạn sẽ được khách hàng tin tưởng hơn, và điều này có thể dẫn đến sự gia tăng lượng truy cập cũng như doanh thu bán hàng.

    Uptime còn ảnh hưởng đến SEO của website. Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ ưu tiên hiển thị các Website có uptime cao hơn trong kết quả tìm kiếm của họ. Điều này có nghĩa là, nếu Website của bạn có Uptime thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của nó trong kết quả tìm kiếm.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến Uptime

    Hosting

    Biết Uptime là gì ta nhận ra chất lượng của dịch vụ Hosting sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Uptime của Website. Nếu bạn chọn một nhà cung cấp Hosting không tin cậy hoặc không đủ chuyên môn, thì khả năng Uptime của Website của bạn sẽ bị giảm đi đáng kể.

    Tài nguyên Server

    Nếu Website của bạn sử dụng quá nhiều tài nguyên Server, thì nó sẽ làm giảm khả năng Uptime. Vì vậy, khi thiết kế Website, bạn cần đảm bảo rằng tài nguyên Server được phân bổ một cách hợp lý để tránh tình trạng quá tải.

    Bảo trì

    Việc bảo trì định kỳ và bảo trì khẩn cấp sẽ giúp đảm bảo Uptime của Website. Bạn cần thường xuyên kiểm tra và cập nhật các thành phần của Website để đảm bảo nó luôn hoạt động tốt.

    Các sự cố kỹ thuật

    Mặc dù các sự cố kỹ thuật không thể tránh khỏi, nhưng việc có một kế hoạch phục hồi dự phòng sẽ giúp giảm thiểu tác động của chúng đến Uptime của Website. Bạn cần có một kế hoạch dự phòng để xử lý các sự cố kỹ thuật và đảm bảo rằng Website của bạn sẽ luôn hoạt động ổn định và tin cậy.

    >>> Xem thêm: RS300-E11-PS4



    Một số biện pháp tối ưu Uptime

    Để biết biện pháp tối ưu Uptime là gì, hãy chú ý phần dưới đây:

    • Sử dụng phần mềm quản lý hệ thống: theo dõi và giám sát hệ thống, cảnh báo các sự cố tiềm ẩn và đưa ra giải pháp xử lý.

    • Giám sát và tối ưu hóa tài nguyên hệ thống: sử dụng các công cụ để giám sát và tối ưu hóa tài nguyên hệ thống như CPU, bộ nhớ và dung lượng ổ đĩa.

    • Sử dụng các công cụ để tự động hóa bảo trì: chẳng hạn như cập nhật phần mềm, sao lưu dữ liệu và kiểm tra tình trạng hệ thống.

    • Sử dụng các biện pháp bảo mật sau: để bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công, hãy sử dụng các kỹ thuật bảo mật như tường lửa, mã hóa dữ liệu và xác thực người dùng.

    • Chuẩn bị sẵn sàng cho sự cố: tạo một kế hoạch ứng phó sự cố và đưa nó vào hành động để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp. Điều này có thể bao gồm sao lưu dữ liệu thường xuyên, tạo điểm truy cập từ xa để truy cập hệ thống khi cần thiết và phát triển kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp như lỗi mạng hoặc máy chủ.
    Cách đảm bảo thời gian Uptime là gì?

    Uptime tốt nhất là 100%, có nghĩa là không có thời gian chết. Tuy nhiên, để đạt được “thời gian tiêu chuẩn vàng” này là vô cùng khó khăn bởi thời gian hoạt động của Hosting bao gồm cả hệ thống mạng, hệ thống máy chủ và các thiết bị liên quan.

    Uptime của Hosting chỉ có thể là 100% khi tất cả các thiết bị liên quan đều có Uptime là 100%. Để đảm bảo Uptime cao, một số yếu tố phải được xem xét, bao gồm:

    Datacenter

    Trung tâm dữ liệu là một thành phần quan trọng trong việc đảm bảo Uptime và tính sẵn có của dữ liệu. Để đảm bảo Uptime của Datacenter, nhiều hệ thống dự phòng cho nguồn điện được sử dụng để ngăn ngừa sự cố nguồn điện duy nhất, cũng như kiểm soát môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống lạnh…).

    Hiện tại, Việt Nam có 3 trung tâm dữ liệu lớn nhất là VNPT, Viettel và FPT.

    Tủ Rack

    Máy chủ được đặt trong các kệ giống như các tủ được thiết kế đặc biệt để chứa máy chủ. Tủ rack sử dụng bộ nguồn kép từ nguồn điện chính của Datacenter, đảm bảo nếu một bộ nguồn bị hỏng thì tủ rack vẫn không bị ảnh hưởng.

    Thời gian chạy của Server

    Biết Uptime là gì hãy chú ý các thành phần máy chủ cụ thể là nguồn và ổ cứng, thường là nguyên nhân gây ra thời gian chết. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để giảm thời gian chết và đảm bảo thời gian hoạt động cao:

    • Đảm bảo nguồn điện kép để máy chủ không bị ảnh hưởng trong trường hợp mất điện.

    • Công nghệ RAID được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trên nhiều ổ cứng thông qua bộ điều khiển RAID (RAID Controller). RAID đảm bảo rằng không có dữ liệu nào bị mất và không có dịch vụ nào bị gián đoạn nếu ổ đĩa gặp sự cố phần cứng.
    Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

    - Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa

    Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644

    - CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10

    Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399

    - Email: hotro@maychuhanoi.vn

    - website: https://maychuhanoi.vn/

    - facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi
     

trang này