Công ty Thiết kế web

Vì sao không nên làm việc cho một công ty công nghệ tầm cỡ thế giới?

Thảo luận trong 'Điện thoại - Máy tính bảng - Laptop - PC' bắt đầu bởi anhvankiet_262, 30/1/19.

  1. anhvankiet_262

    anhvankiet_262 Active Member

    https://hauionline.edu.vn

    [​IMG]

    Làm việc cho những công ty công nghệ hàng đầu như Facebook hay Google luôn là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng sau khi nghe những chia sẻ từ ông Tom Goldenberg - Giám đốc CNTT và là người sáng lập ra Commandiv, trên Linkedin, chúng ta có thể sẽ suy nghĩ lại.


    * Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả, được dịch sang ngôi thứ nhất để các bạn dễ theo dõi.

    Tôi đã có cuộc trò chuyện nhỏ với một người bạn đang làm trong một công ty công nghệ lớn. Và khi tôi hỏi anh ấy có đang hẹn hò với ai không, anh ta trả lời là có và với một cô gái đang làm việc tại Goldman Sachs rồi tiếp tục vừa đi vừa lẩm bẩm "Gã khổng lồ".

    Những gã khổng lồ này còn được gọi một cái tên khác là "bộ ngũ siêu khủng" (được dịch từ cụm từ "The frightful five" để chỉ năm công ty công nghệ hàng đầu thế giới là: Amazon, Apple, Google, Facebook và Microsoft).


    Trong một bài báo gần đây của tác giả Mike Monteiro đã nói rằng thung lũng Silicon là một nơi chứa đầy sự hứa hẹn và hy vọng: "Chúng tôi không cần sự cho phép của bất cứ ai. Chúng tôi sẽ tự mình xây dựng nên một cách giao tiếp mới nơi mà mọi người sẽ đều có tiếng nói của riêng mình."

    Nhưng điều đó đã không còn đúng. Các công ty công nghệ được tạo nên bởi những con người giàu ý tưởng giờ đây đã bị thay thế bởi những nhà cầm quyền chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Với trường hợp của Twitter giờ đây đã không còn giống với bản chất cũ nữa mà hầu như đem lại những thông tin vô nghĩa, thậm chí là sai khác hoàn toàn với thực tế.

    Vậy 5 công ty công nghệ hàng đầu này có thoát khỏi cái suy nghĩ vừa nói trên?

    1. Facebook


    Mark Zuckerberg là một lập trình viên tài năng. Cùng với những người bạn của mình, anh đã sáng lập ra mạng xã hội Facebook. Một trong những khẩu hiệu đầu tiên của họ chính là "tiến bước thần tốc và phá vỡ mọi rào cản". Nhưng một số sự kiện diễn ra gần đây đã chứng tỏ Facebook không còn theo đúng khẩu hiệu trước kia nữa.

    Chính Zuckerberg đã phủ nhận sự ảnh hưởng của Facebook đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ và gọi đó là một điều thật "điên rồ". Nhưng sau đó anh đã thú nhận rằng công ty đã đồng ý bán khoảng 3.000 quảng cáo cho người Nga.

    Facebook giờ đây đã là một công cụ mạnh mẽ, là một cuộc cách mạng lớn có thể thay đổi toàn bộ giới truyền thông, có thể ảnh hưởng tới cả những cuộc bầu cử tổng thống.

    Trích lời từ Steve Bannon (Cố vấn tổng thống Hoa Kỳ hiện nay): "Nếu tôi không biết Facebook đã xây dựng nên bộ dữ liệu khổng lồ này, tôi sẽ không ủng hộ bất cứ ai, kể cả đối với Trump. Facebook chính là thứ đã giúp Breitbart (Một trang báo Mỹ mà Steve Bannon từng làm lãnh đạo) đến với nhiều độc giả hơn. Giờ thì chúng ta đã biết được sức mạnh của Facebook".

    Ngoài ra, Facebook đã mất dần đi tính sáng tạo của mình. Khi không thể mua được Snapchat (như họ đã làm Instagram và Whatsapp), họ sao chép toàn bộ tính năng của phần mềm này. Điều này khiến chúng ta hình dung Facebook như chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà quên đi mất nhiệm vụ chính mà họ đã từng đề ra, đó là thay đổi thế giới.

    2. Google


    Một trong những khẩu hiệu đầu tiên của công ty này chính là "Không trở thành quỷ dữ". Có phải bạn nhớ rằng những kỹ sư của Google đã cho ra đời một "bản tuyên ngôn" về sự khác biệt giới tính trong lĩnh vực kỹ thuật? Đó là một câu hỏi thực tế mà một nhân viên Google đã hỏi trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng của công ty này.

    Cũng giống như Facebook, Google giờ đây cũng là một trong những kẻ thống trị thị trường quảng cáo và cũng là một kênh tin tức sai lệch mà hầu hết mọi người đều tin là đúng.

    Thực tế trang chia sẻ video lớn nhất là Youtube thuộc quyền sở hữu của Google đã làm khá tệ trong việc lọc bỏ những nội dung gây thù hận, giết chóc trên trang web của họ. Chính tôi cũng đã khám phá ra điều này ngay khi xem xong một bài phát biểu của thị trưởng thành phố New Orleans.

    3. Amazon


    Câu nói đùa về Amazon chính là họ muốn chiếm lấy cả thế giới. Điều này đã khiến nhiều công ty bán lẻ khác phải phá sản và chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều hơn nữa các công ty bán lẻ phải nộp đơn xin được bảo hộ (để chuẩn bị phá sản) trong thời gian tới.

    Những báo cáo gần đây cho thấy không những văn hóa công ty đang đi xuống mà ngay cả điều kiện làm việc ở các nhà máy cũng xuống cấp nghiêm trọng.

    Gần đây Amazon cũng đã bị chỉ trích vì tình trạng đình trệ công việc ngay tại quê nhà Seattle của mình, giống y hệt những công ty công nghệ khác đã gây ảnh hưởng cho vùng vịnh này.

    4. Microsoft và Apple


    Tôi đã chọn hai cái tên này vì cả hai công ty được đề cập đều có những điểm tương đồng. Cả hai đều chiếm lĩnh thị trường với những "con bò sữa" (iPhone, Windows) mang lại rất nhiều lợi nhuận và họ vẫn đang cố gắng để đổi mới.

    Cả Apple và Microsoft thường xuyên bị chỉ trích vì có khuynh hướng độc quyền. Và Microsoft đã làm rất tốt điều này kể từ những ngày đầu của kỷ nguyên Internet trong khi Apple vẫn không ngừng cố gắng để bảo vệ khách hàng của mình khỏi những đối thủ cạnh tranh.

    Apple chính là một kẻ giữ bản quyền đích thực, chính điều đó đang dần giết chết sự đổi mới, sáng tạo. Còn Microsoft thì lại quá coi trọng con cưng Windows của mình mà quên đi mảng bảo mật. Nhưng dù sao thì cả hai vẫn đều kiếm được rất nhiều tiền, thậm chí nhiều hơn những công ty khác.

    Kết luận


    Có rất nhiều lý do tốt để làm việc cho những công ty kể trên. Nhưng không có công ty nào là hoàn hảo, ai cũng đều có thể mắc sai lầm. Bất kỳ công ty kinh doanh nào cũng đều có nhiệm vụ là mang lại lợi nhuận cho cổ đông, ngay cả thung lũng Silicon cũng không phải là ngoại lệ.

    Bạn có chắc rằng bạn có thể tác động đến hàng tỉ người dùng bằng cách định hình lại sản phẩm bán ra? Đừng nghĩ rằng công ty của bạn đang "thay đổi thế giới" trong khi những ngân hàng khác và các doanh nghiệp kia chính là những "gã khổng lồ".

    Nếu bạn thực sự muốn thay đổi thế giới, hãy tạo ra công ty của riêng bạn, tham gia một tổ chức phi lợi nhuận, một văn phòng công cộng,... Chỉ cần bạn không mang ảo tưởng như khi đang làm việc cho một công ty lớn, bạn sẽ làm tốt hơn những người khác.

    Xem thêm: Microsoft và Apple: Bao giờ "cuộc chiến sao chép" kết thúc?
     

trang này