Công ty Thiết kế web

Vỉa hè TP.HCM nhiều chỗ tan nát, xấu xí do xe máy leo lề

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi truonghuong, 23/5/19.

  1. truonghuong

    truonghuong Active Member

    [​IMG]


    Vỉa hè tan nát tại khu vực giao lộ 3-2 - Cao Thắng - Ảnh: THANH HIẾU


    Ghi nhận tại một số đường điểm của TP.HCM, dù trước đó không lâu có đường đã được duy tu cải tạo và lót đá granit với chi phí lên đến hàng tỉ đồng nhưng hiện tại xuất hiện nhiều vị trí bị bong tróc do xe cộ chạy lên. Một số tuyến khác vỉa hè cũng hư hỏng nặng.


    Xe máy leo lề, vỉa hè tan nát - Video: TTO


    Vỉa hè bị băm nát

    Hiện nay, tình trạng xe máy chạy lên vỉa hè diễn ra như “cơm bữa” tại TP.HCM. Không khó bắt gặp hình ảnh này vào các giờ cao điểm tại bất kỳ tuyến đường nào.

    Anh Nguyễn Tín Trung - người dân có nhà trên đường 3-2, quận 10 - nhận định vỉa hè bong tróc, lởm chởm như hiện nay một phần do nhiều người vô ý thức khi có đèn đỏ đã phóng xe lên vỉa hè chạy cho nhanh. Lâu dần phần ximăng kết dính gạch lót vỉa hè với phần nền bị bong ra khiến gạch bị bấp bênh, nhiều xe chạy qua sẽ làm gạch bị vỡ.

    Một viên gạch vỡ để lộ các điểm nối khiến các phần gạch khác cũng bong tróc theo dây chuyền. Việc chạy xe lên vỉa hè không chỉ gây hư hỏng gạch lót mà còn đe dọa đến an toàn của người đi bộ.

    [​IMG]


    Gạch vỉa hè bong lên văng cả ra đường dành cho xe máy - Ảnh: THANH HIẾU


    Đủ chướng ngại thử thách người khiếm thị

    Một số khu vực được thiết kế phần gạch nổi cho người khiếm thị di chuyển nhưng hầu như chỉ làm cho có chứ không thiết kế theo nguyên tắc gạch chỉ hướng (với những thanh ngang được rập nổi trên viên gạch) và loại gạch cảnh báo nguy hiểm (với những nốt tròn rập nổi trên viên gạch).

    Có nhiều vị trí gạch bị vỡ lại được thay thế bằng loại gạch khác khiến việc chỉ dẫn bị đứt đoạn.

    Tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nhiều vị trí vỉa hè bị vỡ chưa được thay thế, cỏ mọc từng đám. Có khu vực vỉa hè đang cao thì đột ngột biến mất mà không có cảnh báo, người đi bộ chỉ cần lơ đễnh sẽ hụt chân té.

    Thêm vào đó, nhiều cửa hàng, quán nhậu cho khách đậu xe trên vỉa hè, khi quay xe họ cứ gạt chân chống xuống đường rồi dùng lực quay xe khiến gạch bị bể vụn.

    Đối với người bình thường đã là trở ngại thì với người khiếm thị là cả một thử thách. Người khiếm thị di chuyển theo phần gạch nổi rập theo thanh ngang chỉ hướng và dừng lại khi có gạch rập theo hình nốt tròn cảnh báo nguy hiểm.

    [​IMG]


    Đường dẫn cho người khiếm thị dẫn vào một công trình xây dựng - Ảnh: THANH HIẾU


    Duy tu vỉa hè chưa được quan tâm

    Trước đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết trong quy định về cải tạo nâng cấp vỉa hè được ban hành năm 2009 (quyết định 1762 của Sở Giao thông vận tải) đã có hướng dẫn về kỹ thuật và thiết kế mẫu đối với hàng tấm lát có cảm giác nhằm hướng dẫn người di chuyển tại những nơi không có thông tin định hướng thông thường.

    Qua theo dõi các dự án cải tạo, nâng cấp chỉnh trang vỉa hè, sở nhận thấy các quận huyện và chủ đầu tư đã thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật nói trên.

    Tuy nhiên sau khi đưa vào sử dụng một thời gian thì một số vị trí vỉa hè không đảm bảo được công năng dẫn hướng cho người khiếm thị, không đảm bảo an toàn cho người đi bộ và mỹ quan đô thị do tình trạng lấn chiếm vỉa hè, xe môtô, xe gắn máy chạy trên vỉa hè. Mặt khác, sở nhận định công tác duy tu hệ thống vỉa hè chưa được các quận huyện thực sự quan tâm.

    Nhìn nhận thực tế như vậy, Sở Giao thông vận tải cho biết sẽ tham mưu UBND TP điều chỉnh, bổ sung các quy định về quản lý sử dụng vỉa hè, quy định khi thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp vỉa hè.

    Trong thời gian chưa điều chỉnh quyết định 74/2008 về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố, sở sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với quận huyện rà soát, xử lý các bất cập trên vỉa hè nhằm đảm bảo tốt hơn cho người đi bộ, đặc biệt là người khiếm thị.

    Trong số các giải pháp mà Sở Giao thông vận tải nêu, đáng chú ý là các quận huyện sẽ sẽ tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng lòng lề đường vỉa hè và không chạy xe lên vỉa hè.

    "Đồng thời sẽ ứng dụng camera, công nghệ thông tin vào công tác giám sát, quản lý, phát hiện, xử lý nhanh, có hiệu quả các vi phạm", Sở Giao thông vận tải cho biết.


    Năm 2016, quận 1, TP.HCM có kế hoạch lót lại toàn bộ vỉa hè bằng đá granit tại 134 tuyến đường trên địa bàn với tổng vốn hơn 1.000 tỉ đồng. Chi phí đầu tư cao gấp 2 đến hơn 3 lần so với lát gạch thông thường.


    Theo nghị định số 46/2016 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), người chạy xe trên vỉa hè sẽ bị phạt 300.000 - 400.000 đồng.

    [​IMG]


    Nắp hố ga bị chênh, tạo "bẫy" với người đi đường - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Cỏ mọc tại vị trí gạch vỉa hè bị sụt lún - ẢNh:THANH HIẾU

    [​IMG]


    Để xe máy lấn chiếm gần hết vỉa hè - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Xe máy leo lên vỉa hè để vượt lên trước - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Ôtô lên vỉa hè đậu là nguyên nhân khiến gạch vỉa hè bị bể - ẢNh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Xe máy leo lên vỉa hè trú nắng - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Phần vỉa hè trước Sở Y tế TP.HCM bị sụt xuống do nhiều ôtô đậu lên - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Phần đường vỉa hè đột ngột dừng lại, người đi bộ chỉ cần lơ đễnh sẽ hụt chân té - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Phần đường cho người đi bộ, người khiếm thị đột ngột hụt xuống ngay phần hố ga - Ảnh: LÊ PHAN

    [​IMG]


    Đường dẫn cho người khiếm thị dẫn thẳng vào bức tường - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Gần giao lộ với đường sắt nhưng phần đường cho người khiếm thị không được lắp loại gạch cảnh báo - Ảnh: LÊ PHAN

    [​IMG]


    Nếu thiết kế đúng, phần đường cho người khiếm thị được lót gạch chỉ hướng (với những thanh ngang được rập nổi trên viên gạch) và loại gạch cảnh báo nguy hiểm (với những nốt tròn rập nổi trên viên gạch) - Ảnh: THANH HIẾU

    [​IMG]


    Gạch vỉa hè bị cạy lên để "phục vụ" công trình xây dựng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Ảnh: THANH HIẾU


    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này