Công ty Thiết kế web

Việt Nam bình tĩnh và quyết liệt chống dịch Corona

Thảo luận trong 'Thời sự' bắt đầu bởi test, 6/2/20.

  1. test

    test New Member

    Việt Nam bình tĩnh và quyết liệt chống dịch Corona
    Chiều 5-2, Bộ Y tế lần thứ hai tổ chức gặp gỡ báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

    Ba cấp độ cách ly, cách ly 900 người

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc gặp cho biết số ca nhiễm Corona trên toàn thế giới tăng rất nhanh, số người tử vong cũng tăng theo từng ngày. Dù vậy, thông tin từ Trung Quốc cho thấy có dấu hiệu lạc quan khi số nghi nhiễm giảm so với trước, số bệnh nhân được chữa khỏi tăng lên.

    Hiện tại, không có thuốc điều trị dự phòng cũng như đặc hiệu đối với virus Corona, ngành y tế chỉ điều trị cho bệnh nhân dựa trên triệu chứng, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và theo dõi sát diễn biến hô hấp (độ bão hòa ôxy trong máu) để có biện pháp can thiệp, nếu nhẹ thì cho thở ôxy, nặng thì cho thở máy.

    “Tổng kết 10 trường hợp nhiễm tại Việt Nam, đa phần bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng. Chỉ có một bệnh nhân người Trung Quốc do nhiều tuổi và có bệnh nền nên những ngày đầu phải thở máy” - ông Long nói và cho hay Bộ Y tế rất thận trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị, đồng thời luôn “mở cửa” để tiếp cận các phương thức điều trị mới trên thế giới.

    Đặc biệt, Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả BV tuyến cuối chuẩn bị tình huống xấu nhất là dịch lan rộng. Các BV này đã dự trữ hơn 3.000 giường bệnh, riêng tại Hà Nội cũng chuẩn bị gần 2.000 giường bệnh.

    Thứ trưởng Long nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ và Bộ Y tế là không che giấu bất cứ thông tin gì về dịch bệnh. Khi có ca nào bị nhiễm, cơ quan chức năng đều công bố dịch tễ để người dân có biện pháp phòng chống.

    Việt Nam đang triển khai ba cấp độ cách ly: Cách ly ở các cơ sở y tế (đối với các ca bệnh), cách ly tập trung (đối với người về từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) và cách ly tại gia đình có giám sát của cơ quan y tế (đối với người từ nơi khác ở Trung Quốc về, người tiếp xúc với bệnh nhân…).

    Đến hôm nay, khoảng 900 người đã được cách ly tại các địa phương vùng biên giới, đa phần là người Việt Nam, không có người Trung Quốc nào nhập cảnh vào Việt Nam.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (đứng) cung cấp thông tin về dịch Corona. Ảnh: HÀ PHAN

    Bốn con đường lây nhiễm của nCoV

    Theo lãnh đạo Bộ Y tế, nCoV gây bệnh trên động vật là chính, cùng họ với virus gây bệnh SARS. Từ năm 2003 trở lại đây, virus đã gây ba đợt dịch trên người, bao gồm bệnh SARS, MERS-CoV và viêm phổi Vũ Hán.

    Virus có khả năng lây lan rất nhanh, qua bốn phương thức đến nay đã nghiên cứu được. Thứ nhất là lây truyền qua không khí, thông qua các giọt nước bọt do ho, hắt hơi, sổ mũi; thứ hai là lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh; thứ ba là lây truyền từ các bề mặt đã nhiễm bẩn, khi hắt hơi virus không lơ lửng trong không khí mà tồn tại khá lâu trên các bề mặt gỗ, đá, sắt thép, vải…, nếu tay chạm vào rồi đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ bị lây nhiễm.

    Con đường cuối cùng là phân (tiêu hóa), thường xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh nhưng nguy cơ không rộng rãi.

    Một điểm đáng lo ngại của nCoV là những người mắc chỉ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc chỉ đau mỏi cơ nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Thời gian ủ bệnh kéo dài 1-14 ngày.

    Tuy nhiên, không phải bệnh nhân cứ mắc bệnh là tử vong. Theo tính toán, tỉ lệ tử vong do nCoV là 1,8%, SARS là 10%, MERS-CoV là 34%. 80% các ca tử vong ở Vũ Hán là trên 60 tuổi…

    Đến nay, giải trình tự gen virus cho thấy trên 90% giống với dơi nhưng mùa này Vũ Hán không có dơi, do đó lây qua vật chủ nào thì chưa rõ. Dù vậy, có thể khẳng định không phải lây qua các con vật nhà nuôi như chó, mèo...

    Nhận định của các chuyên gia cho biết đỉnh dịch tại Trung Quốc có thể rơi vào 7-10 ngày tới. Còn tại Việt Nam, vẫn còn quá sớm để đánh giá về đỉnh dịch, hiện chúng ta đang chuẩn bị các biện pháp phòng, chống tốt.


    10 là số người tại Việt Nam mắc nCoV tính đến chiều 5-2. Trong đó, hai cha con người Trung Quốc (một người đã khỏi và xuất viện); năm công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán (một người đã khỏi và xuất viện); một công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện); một công dân Mỹ đến Việt Nam, có quá cảnh tại Vũ Hán; một người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

    Biện pháp phòng bệnh tốt nhất

    Tại cuộc gặp, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định người bị nhiễm virus Corona sau khi chữa khỏi sẽ không bị tái nhiễm. “Thời gian miễn dịch có thể kéo dài tới hai năm” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.

    Theo ông Long, biện pháp để phòng bệnh tốt nhất là tránh đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc đám đông khi chưa biết rõ.

    Ông Long cũng đề cập tới tình trạng khan hiếm khẩu trang bằng việc dẫn lại thông tin từ WHO cho thấy chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh khẩu trang y tế có lợi ích bảo vệ với những người không bị bệnh. Do vậy, khẩu trang không phải là “vị cứu nhân” mà chỉ là một phần mà thôi.

    “Virus này rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, sợ môi trường thông thoáng khí. Cần phải mở cửa sổ phòng cho thông thoáng. Ở những điều kiện có nắng, gió, không nhất thiết phải dùng khẩu trang y tế” - Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

    Ngoài những khuyến cáo được đưa ra trước đây (rửa tay với xà phòng, giữ ấm cơ thể...), ông Long lưu ý một điểm mới, đó là phải thường xuyên vệ sinh bề mặt vật dụng (lau rửa bàn ghế, sàn nhà...) bằng dung dịch, bởi “đây là điều ít người quan tâm”.

    Người chủ trì cuộc họp cũng rất nhiều lần nhấn mạnh người dân cần phải bình tĩnh, không nên quá lo ngại về dịch bệnh dẫn tới căng thẳng, hoang mang. Có nhiều thông tin trên mạng xã hội không chính xác như tích trữ vàng, tích trữ lương thực để đối phó dịch bệnh…

    Cùng đề cập tới vấn đề khẩu trang, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết Bộ Y tế sẽ có sơ đồ vẽ những đối tượng nào cần đeo, đeo loại nào và đeo ra sao.

    Theo ông Phu, cách đeo khẩu trang đúng là không được sờ vào mặt trong hay mặt ngoài của khẩu trang, tránh virus có thể xâm nhập qua đường miệng hoặc mũi, chỉ có thể sờ vào quai. Trong lúc này, người khỏe mạnh không nhất thiết phải đeo khẩu trang.

    Tương tự, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng khẳng định không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng khẩu trang, người dân không nhất thiết phải mua khẩu trang bằng mọi giá. “Một ngày sử dụng 5-7 khẩu trang là rất lãng phí về kinh tế, gây mất cân bằng cung cầu” - vị đại diện nói.


    Điều trị miễn phí cho người nhiễm virus nCoV

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết theo quy định của Luật Truyền nhiễm, bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ được miễn phí điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Với tình hình điều trị như hiện nay (3/10 ca nhiễm bệnh đã được chữa khỏi), ông Long hy vọng những ngày tới sẽ có thêm nhiều bệnh nhân được xuất viện.

    Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra như: Mất bao lâu để hoàn thành xét nghiệm với virus Corona, làm sao để đẩy nhanh tốc độ, Việt Nam liệu có đảm bảo khả năng xét nghiệm khi số người nghi nghiễm tăng cao…?

    Ông Long khẳng định phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm virus Corona được Việt Nam và toàn thế giới áp dụng hiện nay là Real-time PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Toàn bộ quy trình cần ít nhất là 5,5-8,9 giờ, bao gồm thời gian phá mẫu, chuẩn bị mẫu...

    Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định Việt Nam có đủ năng lực để thực hiện các xét nghiệm. Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm cho các địa phương, đặc biệt là nơi có các cửa khẩu.

    Diễn đàn SEO HAUIOnline.edu.vn .
     

trang này